Thuyết minh về Rừng Sác – Cần Giờ – Văn mẫu lớp 9
Thuyết minh về Rừng Sác – Cần Giờ – Văn mẫu lớp 9 Thuyết minh về Rừng Sác – Cần Giờ – Bài số 1 Nói đến rừng Sác là người ta nghĩ ngay đến Cần Giờ. Sác là tên chung của các loại cây rừng ngập mặn như đước, vẹt, dưng, dà … . Giữa mênh mông rừng sác, tiếng bìm bịp rúc con ...
Thuyết minh về Rừng Sác – Cần Giờ – Văn mẫu lớp 9
Thuyết minh về Rừng Sác – Cần Giờ – Bài số 1
Nói đến rừng Sác là người ta nghĩ ngay đến Cần Giờ. Sác là tên chung của các loại cây rừng ngập mặn như đước, vẹt, dưng, dà … . Giữa mênh mông rừng sác, tiếng bìm bịp rúc con nước lớn, con nước ròng, tiếng chim cúc cu gọi bạn tình, tiếng lá reo hòa cùng tiếng sóng vỗ, bao la mênh mông một màu xanh.
Về mặt Địa Lý, Cần Giờ là một phần đồng bồi Đồng Nai, có tên là Rừng Sác Gia Định, từng rộng đến 170.000ha, chiếm một phần ba diện tích rừng ngập mặn của cả nước .
Cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, thuyền chiến của quân Nguyễn Ánh như lá tre đậu kín các luồng lạch và mặt cửa sông Cần Giờ. Thuở ấy, rắn rết nhiều vô kể, cá sấu nối đuôi nha bơi lượn hàng đàn, chim trời hàng vạn con, chiều chiều đậu trắng xóa ngọn cây xanh, tiếng kêu vang động một vùng sông nước.
Trong những năm dài kháng chiến chống Mỹ, rừng Sác- Cần Giờ là căn cứ địa của Đoàn 10 đặc công anh hùng. Các chú, các cô đã dũng sĩ treo mình trong tán cây rừng, đã vùi mình trong bùn lầy, đã bơi lội trong dòng nước, ôm bom, vác súng, xuất quỷ nhập thần, đà hàng chục lần đốt cháy kho xăng Nhà Bè, đánh phá quân cảng Cát Lái, hàng trăm lần phục kích bắn cháy, bắn đắm tàu giặc trên bảy con sông chảy qua Cần Giờ. Các chúc, các cô đã đem chí khí, lòng quả cảm và xương máu của tuổi hai mươi để viết nên những trang sử, những chiến công hiển hách. Có bao chiến sĩ đã ngã xuống trong mưa bom bão đạn của Mỹ- Ngụy. Có nhiều cô gái đã bị cá sấu nuốt chửng trong những đêm phục kích giặc, đi tải đạn.
Đến thăm rừng Sác- Cần Giờ hôm nay, du khách nghiêng mình, cúi đầu thành kính thắp nén hương trên mộ các liệt sĩ anh hùng của Đoàn 10 đặc công,và nhẩm đọc những dòng này khắc trên Bia tưởng niệm:
"860 anh hùng liệt sĩ Rừng Sác đã ra đi,
Lòng Tàu, Tuy Hạ, Nhà Bè đó
Khói lửa ngút trời sử sách ghi" …
Giặc Mỹ xâm lược đã trút xuống rừng Sác- Cần Giờ một triệu gallons hợp chất độc hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta. Sau năm 1975, cả một vùng rộng lớn rừng ngập mặn ở đây chỉ còn trơ lại đất hoàng hóa. Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phải đổ biết bao công sức, mồ hôi và tiền của, suốt hơn 30 năm trời, kể từ năm 1979, mới phục hồi được hệ sinh thái rừng ngập mặn, để ngày nay có 31 ngàn ha rừng với 175 loài thực vật, cùng với bảy con sông lớn vầ chằng chịt hàng trăm con rạch nuôi nấng, bảo tồn 700 loài khu hệ thủy sinh không xương sống ; 130 loài khu hệ cá; chín loài lưỡng thể, ba mươi mốt loài bò sát; bốn loài có vú của hệ sinh động vật có xương sống, trong đó có những loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ. Huyện Cần Giờ chiếm 1/3 diện tích Thành phố Hồ Chí Minh đã được phủ màu xanh. Phục hồi rừng ngập mặn là chiến công vô cùng to lớn của nhân dân ta trong hòa bình tái thiết đất nước.
Đến thăm khu nghĩa trang rừng Sác- Cần Giờ ngày nay (2009) , ta được hạnh ngộ một nhân chứng lịch sử và kháng chiến, một anh hùng của Đoàn 10 đặc công ngày xưa. Đó là ông Nguyễn Văn Tám, đã vào rừng đánh giặc từ năm 1958, lúc còn là một thiếu niên. Ông đã trải qua hàng trăm, hàng nghìn trận đánh ác liệt. Bao máu và nước mắt của ông đã đổ xuống. Ông đã nhiều lần ôm đồng đội tử thương bơi qua sông. Ông đã bao phen cùng đồng đội vào sinh ra tử đốt cháy kho xăng Nhà Bè, bắn cháy tàu chiến giặc trên sông Cần Giờ. Ông từng là Phó Chủ tịch huyện Cần Giờ bốn khóa liên tục, là người chỉ huy trồng lại 3.000 ha rừng đước đầu tiên. Và mấy năm nay, ông trở lại đời thường là hướng dẫn viên du lịch của Khu Di tích căn cứ Đoàn 10 đặc công Rừng Sác. Ngày nắng hya ngày mữa, du khách vẫn nhìn thấy ông Tám, người nhỏ, da ánh màu phèn mặn, bộ quân phục bạc màu, đi thắp từng nén hương lê từng tấm mồ người liệt sĩ, bởi ông "không dứt được rừng", "không xa rời được đồng đội đã hi sinh."
Nghiêng mình trước hương hồn các chiến sĩ anh hùng rừng Sác- Cần Giờ.Cúi đầu cảm phục ông Nguyễn Văn Tám, người anh hùng đoàn 10 đặc công rừng Sác. Nghe sóng vỗ trầm hùng, nghe gió thổi rừng cước reo, nghe cá quẫy và tiếng lao xao của đàn chim trời, ta mới thấm thía màu xanh của rừng Sác là màu xanh của tình nghĩa thủy chung, là màu xannh của niềm tin và hi vọng, màu xanh bất diệt, bền vững của giang sơn xứ sở muôn quý nghìn yêu.
Thuyết minh về Rừng Sác – Cần Giờ – Bài số 2
Khu du lịch sinh thái Rừng Sát Cần Giờ nằm trong khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Trong vài năm gần đây, du khách trong và ngoài nước đến thành phố mang tên Bác đều tìm đến khu du lịch sinh thái Cần Giờ để trở về với vẻ đẹp hoang sơ, và thơ mộng của nơi này. Bởi nơi đây ngoài tài nguyên rừng và hệ động thực vật rừng ngập mặn rất phong phú và đa dạng.
Nằm trên xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về phía Đông Nam, khu du lịch sinh thái Rừng Sát Cần Giờ là một trong những điểm du lịch đọc đáo thú vị bậc nhất TP.HCM và là nơi nghỉ dưỡng dành cho du khách muôn nơi. Khu du lịch rừng Sát Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây, và giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ở phía Đông. Tiếp giáp về phía Nam của rừng Cần Giờ là biển Đông với 20 km bờ biển, có sông lớn chảy quanh, địa thế bùn lầy vô cùng hiểm trở. Nơi đây đã từng là căn cứ vững chắc của lực lượng cách mạng trong kháng chiến
Nguồn gốc hình thành:
Năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát (rừng Sát) nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập. Tháng 2/2003 đã được chức du lịch thế giới cũng công nhận khu du lịch Vàm Sác là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới ở nước ta. Kể từ đó, khu du lịch Rừng Sát (gọi theo tên Vàm Sát) chính thức đi vào hoạt động. Khu du lịch Rừng Sát Cần giờ được gọi theo tên của một loài cây mọc phổ biến ở nơi đây. Người Nam Bộ gọi cây mắm là cây Sát. Đây là loài cây ngập mặn hay sống cùng với các loại cây khác, tạo thành một tập đoàn cây ngập mặn.
Đặc điểm cảnh quan và hệ sinh thái:
Nằm giữa dòng chảy của hai con sông Vàm Sát, Lòng Tàu, khu Du Lịch Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Vàm Sát mang trong mình vẻ đẹp tự nhiên nhất của khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ. Cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái rừng, biển của huyện Rừng Sát Cần Giờ tương đối phong phú là cơ sở nền tảng để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mang tầm cỡ vùng và quốc gia. Với diện tích gần 38.000 ha rừng ngập mặn, sau 30 năm phục hồi và phát triển (được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyễn” thế giới đầu tiên ở Việt Nam) đã tạo nên một hệ sinh thái tự nhiên với nhiều chủng loại động thực vật Rừng Sát phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, rừng phòng hộ Cần Giờ cũng đã trở thành Khu Bảo tồn thiên nhiên, với cảnh quan thiên nhiên xanh, sạch, đẹp, không khí trong lành; với truyền thống, tập quán hiếu khách của người dân địa phương cùng với các hoạt động văn hoá, lễ hội đặc trưng và các sản vật đặc sắc riêng đã hấp dẫn và thu hút khách tham quan du lịch đến Cần Giờ ngày càng đông.
Những khu vực đã quy hoạch được xây dựng các công trình phục vụ cho các hoạt động đón khách, vui chơi, tham quan, ăn uống, nghỉ dưỡng,…Nhờ chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, các công trình nhân tạo không làm mất đi vẻ hoang sơ vốn có của Rừng Sát. Tại các khu du lịch Cần Giờ còn có hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng sang trọng cùng những dịch vụ phục vụ và các chương trình du lịch, thư giãn, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật cuối tuần thú vị.
Đến nơi đây, du khách được tham quan môi trường sống, tìm hiểu tập quán của loài dơi cũng như sinh hoạt cùng cách săn mồi của cá sấu. Tại khu trung tâm, khách có thể thư giãn tại một hồ bơi tự nổi độc. Nhờ việc bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, tại Vàm Sát hiện đã xây dựng thành công một sân chim tự nhiên với diện tích hơn 100ha. Từ chòi quan sát trên cao, du khách có thể ngắm nhìn sân chim qua ống nhòm. Nếu muốn, du khách còn có dịp được ngồi thuyền, băng đồng vào thám hiểm sân chim. Len lỏi qua những bụi chà là gai góc, là vô vàn tổ chim, có ổ còn trứng, có ổ đã nở thành chim non trông thật sinh động. Khi nắng chiều dần tắt, những con bay đi kiếm ăn lũ lượt vỗ cánh trở về, dệt nên một bức tranh thiên nhiên đẹp lộng lẫy. Hàng nghìn con chim với đủ loài bay lượn trên bầu trời cao rồi lần lượt sà xuống tạo nên quang cảnh gây ấn tượng sâu sắc.
Bên cạnh Vàm Sát, một điểm đến thú vị khác của du lịch sinh thái là Lâm viên Cần Giờ. Tại đây có du khách được tham quan Bảo tàng Cần Giờ, đi ca-nô thăm rừng ngập mặn, khu căn cứ cách mạng rừng Sác, xem biểu diễn xiếc thú, khu động vật hoang dã với những đàn khỉ tự nhiên rất tinh nghịch, gần gũi với con người, tham quan cá sấu hoa cà thuần chủng đang được bảo tồn. Bảo tàng Cần Giờ đang lưu giữ nhiều hiện vật khảo cổ của vùng đất, minh chứng cho một nền văn hóa cổ lâu đời, phản ánh một cách sinh động về đời sống của những cư dân đầu tiên. Nơi đây còn trưng bày hiện vật qua các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của quân dân Cần Giờ cùng những tiêu bản hệ động – thực vật rừng ngập mặn
Từ khu Rừng Sát, du khách có thể tiện ghé thăm di tích Giồng Am thuộc thị trấn Cần Thạnh, di tích Giồng Phệt thuộc xã Long Hòa, di tích Giồng Cá Vồthuộc tả ngoạn sông Hà Thành hay các di tích văn hóa, tôn giáo khác của huyện Cần Giờ
Với vị trí thật đặc biệt của Cần Giờ là hạ lưu của các dòng chảy quan trọng trong khu vực: sông Vàm Cỏ, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn…, đồng thời Cần Giờ với vị thế của một vịnh kín gió, yên bình từ ngàn xa xưa đã chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của thành phố và giao lưu văn hóa với các tỉnh lân cận.
Ý nghĩa lịch sử, văn hóa, kinh tế:
Cần Giờ là nơi ghi nhận những sự kiện lịch sử quan trọng như cuộc thuỷ chiến của nghĩa quân Tây Sơn chống nhà Nguyễn ở cửa sông Sài Gòn, đặc biệt là trận Thất Kỳ giang năm 1872.
Cũng như địa đạo Củ Chi, Rừng Sát trong kháng được xem là căn cứ nổi, sát nách Sài Gòn – Gia Định. Khu Rừng Sác là nơi Đoàn 10 Đặc công thuỷ Quân giải phóng đã chọn làm căn cứ địa chống Pháp và Mỹ. Cần Giờ bao gồm khu căn cứ địa cách mạng, nơi chôn giấu vũ khí, đạn dược để chờ thời cơ và củng cố lực lượng như căn cứ địa Giồng Chùa (xã Thạnh An); Chiến khu trù mật Động Hang Nai cạnh sông Đồng Tranh; khu căn cứ địa Núi Đất (xã Lý Nhơn) và khu căn cứ địa cách mạng thuộc khu vực Đảo khỉ bây giờ. Ngày nay, rừng Sát có một tưởng niệm bộ đội đặc công Rừng Sát được coi là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Cần Giờ còn có ba làng nghề truyền thống mang tính chất đặc trưng của một huyện biển đảo thuộc thành phố, đó là Làng rừng tập trung ở Tam Thôn Hiệp và An Thới Đông; Làng chài tập trung ở các bến chài Cần Thạnh, Long Hoà, Thạnh An và Làng muối tập trung tại ấp Tân Điền xã Lý Nhơn. Các làng nghề truyền thống luôn được giữ gìn và tôn tạo, đánh dấu sự phát triển của các dạng quần cư, một nét đẹp văn hoá ở Cần Giờ, và phục vụ cho các hoạt động dã ngoại, tìm hiểu của du khách bốn phương.
Từ một vùng đất nghèo, Cần Giờ đã đổi thay khi được Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch và phát triển thành khu du lịch sinh thái. Năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập, tháng 2/2003 đã được chức du lịch thế giới cũng công nhận khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới ở nước ta. Ở đây có nhiều hoạt động du lịch thú vị như tham quan đầm dơi, đi thuyền trên sông, thăm sân chim với rất nhiều loài chim sinh sông, tiếp xúc với đàn khỉ hoang dã, tìm hiểu về hệ thực vật – động vật nơi đây
Ngày nay, khu di lịch sinh thái Rừng Sát Cần Giời đã trở nên quen thuộc với nhiều du khách có sở thích tìm hiểu, khám phá những vùng đất mới. TP.HCM cũng đã có kế hoạch xây dựng khu du lịch Rừng Sát trở thành một khu du lịch hiện đại và hấp dẫn. Trong tương lai, nơi này sẽ thu hút du khách nhiều hơn nữa, mang lại cho huyện Cần Giờ nguồn thu nhập dồi dào.
Thuyết minh về Rừng Sác – Cần Giờ – Bài số 3
Cần Giờ – một khu rừng ngập mặn mênh mông, còn có tên là Rừng Sác. Nó có tên như vậy là do người Nam Bộ gọi cây mắm là cây Sác. Đây là loài cây ngập mặn hay sống cùng với các loại cây khác, như sú, vẹt, đước, ô rô, chà là… tạo thành một tập đoàn cây ngập mặn. Tập đoàn cây tiên phong lấn biển này thích hợp với những vùng bùn lỏng chưa ổn định ở các bãi bồi cửa sông ven biển, nơi chưa có cây gì khác mọc được. Cây mắm, cây đước đi trước, khi đất bùn đã được cố định, nước đã nhạt dần, cây dừa nước là đại biểu sau cùng trong đoàn quân lấn biển.
Các nhà thực vật học còn dùng tên rừng Sác để chỉ kiểu rừng ngập mặn, nhằm phân biệt với rừng chàm là kiểu rừng đầm lầy trên lục địa, nước ngọt và hay bị nhiễm phèn. Vào thế kỷ 17, khi những lưu dân Việt đầu tiên vào khai khẩn vùng đất mới Nam Bộ, Cần Giờ có đến 42 ngàn ha rừng nguyên sinh mọc trên hàng trăm gò đất nửa chìm nửa nổi, hoặc chỉ cao hơn mức nước biển một vài mét và hơn 1/4 diện tích vùng Rừng Sác là sông rạch. Thế giới động vật Rừng Sác thời đó thật khó kiểm đếm hết. Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, ngoài hàng trăm loài chim nước và động vật thuỷ sinh như tôm, cua, cá, lưỡng cư… người ta còn gặp hổ, khỉ độc, rái nước… Thậm chí có những ngày rái nước với hàng trăm con tập trung trên gò nhỏ. Nhiều người đã chứng kiến những cuộc giao tranh quyết liệt giữa heo rừng và trăn nước. Loài cá sấu có nhiều vô kể, vẫn được người dân địa phương gọi là "chúa nước".
Trong những năm 1962-1971, để tiêu diệt căn cứ quân giải phóng, Mỹ tàn phá Rừng Sác bằng cách rải chất diệt cỏ, trung bình mỗi ha rừng Sác phải hứng chịu 56 lít. Cho đến ngày giải phóng (năm 1975), gần như toàn bộ Rừng Sác ở Cần Giờ bị tàn phá. Nhưng chỉ 5 năm sau, Rừng Sác đã tái sinh trở lại và bị khai thác, chặt phá bừa bãi, do chưa có quy hoạch. 10 năm sau đó là thời gian nhân dân Cần Giờ và bộ đội đổ mồ hôi trồng lại rừng ngập mặn, hàng chục ha Rừng Sác đã hồi sinh. Có đến 60 loài thực vật đã xuất hiện trở lại, nhiều nhất là cây đước. Hàng chục loài chim nước bay về trú chân, trong đó có bồ nông, cò quắm, sếu, diệc, hồng hộc, le le… Động vật lớn hầu như không gặp, nhưng đã có đàn khỉ gần 400 con sống tự do trong Lâm viên Cần Giờ. Năm 2001, UNESCO công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh qyuển đầu tiên của Việt Nam. Cùng với các khu dự trữ sinh quyển của gần 90 nước khác trên thế giới, đã mở đầu một kỷ nguyên mới cho Rừng Sác: kỷ nguyên phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Có lẽ tương lai Cần Giờ bắt đầu từ năm 1985, khi con đường ô tô đầu tiên được xây dựng nối liền Bình Khánh với thị trấn Cần Thạnh, xuyên qua trung tâm Rừng Sác với những vạt đước cao trên 10 m, những vạt dừa rậm rạp với các tàu lá nhọn sắc nhô lên những thanh trường kiếm khổng lồ, du khách đi qua một thế giới kỳ lạ với các cảnh quan rừng ngập mặn, Rừng Sác như một bộ máy lọc nước khổng lồ, lọc sạch các chất ô nhiễm của hàng trăm khu công nghiệp và đô thị miền Đông Nam Bộ xả xuống các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Nhà Bè. Nhờ vậy Cần Giờ vẫn giữ được thế mạnh về kinh tế thuỷ sản. Với trên 5 ngàn ha nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp trên 30 ngàn tấn thuỷ sản, chủ yếu là tôm sò, hàu, nghêu…
Con đường Rừng Sác đang được mở rộng thành xa lộ 6 làn xe với lộ giới rộng đến 120 m, khu vực ven biển đã được quy hoạch thành khu kinh tế mở của thành phố Hồ Chí Minh. Các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ mọc lên bên cạnh các di chỉ từ thời Sa Huỳnh, Óc Eo… Nhưng dù là khu kinh tế mở ven biển có quy mô đến mức nào thì hàng chục ha Rừng Sác – lá phổi xanh và cỗ máy lọc nước khổng lồ của thành phố Hồ Chí Minh – vẫn phải được giữ gìn, bảo vệ vì những giá trị sinh thái và lịch sử không gì có thể thay thế được.
Thuyết minh về Rừng Sác – Cần Giờ – Bài số 4
Nếu nói địa đạo Củ Chi là "căn cứ chìm" thì Rừng Sác là “căn cứ nổi”. Trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của một chiến khu trên mặt nước, lại ở vị trí “sân sau” quân thù, để đảm bảo sự tồn tại và tiến công được, lực lượng Đặc khu Rừng Sác phải xây dựng theo hướng đặc công hóa toàn bộ về tổ chức và hoạt động. Do đó, từ một tổ chức quân sự toàn diện (phụ trách cả quân dân chính đảng địa phương), Đặc khu đi vào chuyên môn hóa (đặc công nước, đặc công bộ, pháo đặc công….) và trở thành một trung đoàn đặc công gọi là “đoàn 10 Rừng Sác”, thực hiện những nhiệm vụ quân sự. Sự tồn tại của một lực lượng quân sự “xuất quỷ nhập thần” ở một chiến khu trên mặt nước đã buộc Westmreland phải thừa nhận: những người lính Mỹ ở đây đã gặp phải “một cuộc chiến đấu kỳ lạ trong một cuộc chiến tranh kỳ lạ”.
Chiến khu Rừng Sác nằm ở phía Đông Nam thành phố, là một vùng rừng đước, chà là ngập mặn rộng đến 600 hecta, phía Bắc là khu lòng chảo Nhơn Trạch, phía Đông là quốc lộ 15, phía Tây là sông Soài Rạp, phía Nam kéo dài sát biển Đông. Rừng Sác là nơi tập hợp của hàng trăm sông rạch lớn nhỏ, chằng chịt ngang dọc ngoằn ngoèo như mạng nhện, tạo nên những đảo triều xúp nổi giữa mênh mông nước (diện tích mặt sông rạch chiếm 1/4 diện tích toàn Rừng Sác). Quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống sông rạch ở Rừng Sác là sông Lòng Tàu – tên gọi gộp nhiều đoạn sông dài 45km nối biển Đông ở cửa biển Gành Rái lên ngã ba sông Đồng Tranh, sông Nhà Bè vào Cảng Sài Gòn. Sông rạch, đảo triều, rừng cây làm cho Rừng Sác trở thành một khu vực cực kỳ hiểm trở, một “trận đồ bát quái”.
Rừng Sác vì thế, từ những thế kỷ trước đã được Nguyễn Huệ, rồi Trương Định chọn làm căn cứ địa. Trước Cánh mạng Tháng Tám, nơi đây là địa bàn trú ẩn của những người có chí khí khai sơn phá thạch, khuấy nước chọc trời, cát cứ một cõi, những người trốn lính, phu, thuế, cờ bạc, hút chích bị chính quyền thực dân truy nã; những người là hảo hớn gian hồ, đảng cướp lưu manh, bị xã hội dồn đến chân tường, sống ngoài vòng pháp luật.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, đặc khu rừng Sác (Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh) được coi là “căn cứ nổi” của bộ đội đặc công, nơi đây đã diễn ra hơn nghìn trận đánh xuất quỷ nhập thần khiến quân địch vô cùng khiếp sợ. Đồng thời, rừng Sác còn là địa danh gắn liền với tên tuổi và ý chí ngoan cường, dũng cảm của một thế hệ bộ đội đặc công …
Với địa thế đặc thù hiểm trở ấy, rừng Sác trở thành một “đầm lầy tử địa” nằm sát “sân sau” thủ phủ Việt Nam cộng hòa, buộc tổng hành dinh Sài Gòn phải đặc biệt quan tâm, liên tục tung quân càn quét. Năm 1963, tại căn cứ rừng Sác chính thức thành lập trạm tiếp nhận hàng quân sự từ ngoài Bắc chuyển vào. Một năm sau, Bộ tham mưu Miền đã cử một phân đội cắm chốt tại đây để tiện làm nhiệm vụ, sau đó phối hợp với đội công binh thuỷ hình thành đoàn 125. Tháng 1/1966, do yêu cầu tác chiến và biên chế lực lượng tăng lên, đoàn 125 đổi phiên hiệu thành Trung đoàn 43, bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và các cơ quan dân, chính, đảng của 10 xã bao quanh địa bàn rừng Sác. Từ đây đặc khu rừng Sác có nhiệm vụ chủ yếu là án ngữ đường thủy chiến lược Lòng Tàu, phá hủy các kho tàng, bến bãi của địch (trong đó có thành Tuy Hạ) và bảo vệ bàn đạp cho lực lượng tiếp tế của ta.
Trải qua nhiều trận đánh lớn nhỏ cả thất bại và thành công, rút kinh nghiệm quy mô tác chiến, tháng 6/1966 đặc khu rừng Sác được Bộ chỉ huy Miền quyết định chuyển hướng từ hợp quân sang chuyên môn hóa mang phiên hiệu mới là “Đoàn 10 đặc công rừng Sác” để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng đánh vào đầu não quân địch. Áp dụng chiến thuật đặc công nước bí mật, nhỏ lẻ, thọc sâu, chắc thắng Đoàn 10 đặc công rừng Sác đã làm nên bao chiến công hiển hách, lịch sử còn ghi. Những dấu tích trong trận Lôi Giang, Giàn Xây, Vàm Sát, Đồng Tròn… như một biểu tượng minh chứng cho nghệ thuật tác chiến độc đáo và tinh thần dũng cảm của những chàng trai trẻ mình trần dầm nước tìm diệt quân thù. Bất chấp rừng thiêng nước độc, thuồng luồng, cá sấu rình rập, tính mạng hiểm nguy họ vẫn bám trụ kiên cường suốt 9 năm (1966-1975) đạn bom cày xới, chất độc ngập tràn trong kế hoạch “khống chế mặt nước” của quân đội Mỹ. 9 năm với hơn 1000 trận đánh tiêu diệt hàng trăm tầu, xuồng, phương tiện chiến tranh, loại khỏi vòng chiến đấu gần 1 vạn tên địch, đặc khu rừng Sác mãi là niềm tự hào của quân và dân miền Đông Nam bộ, nơi “tiếp lửa” truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay. Bức tượng đài tưởng niệm vong linh 860 chiến sỹ đặc công rừng Sác vẫn còn đó, uy nghi lẫm liệt cùng những dòng chữ tạc vào thời gian mãi trường tồn uy danh rừng Sác: “LòngTàu, Tuy Hạ, Nhà Bè đó/ Khói lửa ngút trời sử sách ghi”.
Vũ Hường tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm
- đọc bài 1 thòi rừng sác