Thuyết minh về một sự vật có giá trị lịch sử và văn hoá
Thuyết minh về một sự vật có giá trị lịch sử và văn hoá Chùa Cổ Lễ (tên chữ Thần Quang tự) nổi tiếng bởi nhiều công trình kiến trúc đẹp, toạ lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. ...
Thuyết minh về một sự vật có giá trị lịch sử và văn hoá
Chùa Cổ Lễ (tên chữ Thần Quang tự) nổi tiếng bởi nhiều công trình kiến trúc đẹp, toạ lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Đại hồng chung lớn nhất
Chùa Cổ Lễ (tên chữ Thần Quang tự) nổi tiếng bởi nhiều công trình kiến trúc đẹp, toạ lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chùa do Cao tăng Minh Không tạo dựng từ thế kỉ XII. Đầu thế kỉ XX, nhiều công trình bề thế mang giá trị nghệ thuật cao đã được xây dựng tạo nên cảnh quan vừa thâm nghiêm vừa trữ tình cho ngôi chùa.
Trong chùa còn lưu giữ nhiều báo vật: gậy tích, trống đồng, tượng đức Thánh Tổ. Nhưng đáng quan tâm nhất là Đại hồng chung lớn nhất Viêt Nam. Chuông nặng 9 tấn do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936, phường đúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội) thi công. Chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m; thành dày 8cm. Quai chuông hình đôi rồng tráng kiện đấu đuôi vào nhau. Miệng chuông và khoang dưới chạm hoa văn cánh sen.
Trong kháng chiến chống Pháp, các nhà sư phải giấu chuông dưới đáy hồ mới không bị giặc phá huỷ. Năm 1954, chuông được kéo lên đặt trên cầu cuốn trước Thượng điện. Từ năm 1997, Kim chung bảo các (gác chuông) hoàn thành, chuông được treo lên để du khách thập phương tới chiêm bái.
Trong màn sương mai, trong ánh tà dương, tiếng chuông chùa Cổ Lễ ngân buông. Lòng người như ấm lại. Ai cũng cảm thấy tiếng chuông chùa là nhịp sống thanh bình yên vui của quê nhà thời đổi mới.