16/01/2018, 13:11

Thuyết minh về một làng cổ hay phố cổ – Văn mẫu lớp 9

Thuyết minh về một làng cổ hay phố cổ – Văn mẫu lớp 9 Thuyết minh về một làng cổ hay phố cổ – Bài số 1 Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miềng Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm – Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế ...

Thuyết minh về một làng cổ hay phố cổ – Văn mẫu lớp 9

Thuyết minh về một làng cổ hay phố cổ – Bài số 1

Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miềng Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm – Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

   Từ thế kỉ XVII, XVIII, có hàng trăng hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam…đến đồi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp. Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa (1) cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm … . Những lễ hội, những tập tục văn hóa xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người. Những chiếc áo vạt hò, quần chân què, nón mê, guốc gỗ … của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương. Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sẵc treo dọc phố , treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.

   Đúng 17 giờ đêm 14 âm lịch hàng háng, có hàng trăm hàng nghìn đền lồng được thắp sáng lung linh như sao xa, dọc theo các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai … . Hãy tản bộ dọc bờ sông Hoài, ta sẽ cảm thấy tâm hồn thảnh thơi kì lạ. Hãy đến với một gánh hàng rong nhấm nháp một bát chè bắp Cẩm Nam thơm mát, nếm một bát mì Quảng béo ngậy, thưởng thức một tô Cao lầu đặc sản thơm đậm, ngọt ngào … . Hương vị, sắc màu Hội An đó mãi nằm trong kí ức của du khách một lần được đến đây.

   Hãy đến thăm chùa Long Tuyển, Chùa Cầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, đọc và suy ngẫm những câu đối, hoành phi sơn sép thếp vàng. Những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi nên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.

   Phố cổ Hội An, một không gian cổ kính, thanh bình. Con sông Hoài thơ mộng. Chùa Cầu tráng lệ, trang nghiêm. Màu thời gian nơi phố cổ gợi cho du khách tìm về vàng mộng ngàn xưa.

   Một tiếng chuông chùa ngân vang. Một giọng hò từ xa đưa lại trong bóng trăng thanh đêm rằm gợi thương gợi nhớ. Tình yêu Hội An càng trở nên thiết tha sâu lắng khi ta chợt nghe một tiếng hò từ xa đưa lại:

"    Hội An bán gấm, bán điều,
Kim Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng
" …
                                  Đức Hiền.

Thuyết minh về một làng cổ hay phố cổ – Bài số 2

Trải qua bao thăng trầm, Đường Lâm vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen…

Qua hai cánh cổng làng đã bạc màu sương gió, nằm dưới bóng một cây đa khổng lồ đã 300 năm tuổi, là những ngõ xóm, đường làng, mái ngói, tường đá ong và các công trình kiến trúc cổ xưa trong một không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một làng thuần nông và dấu ấn của một nền văn minh lúa nước.

Người phương xa đến đây dễ nhận ra nét đặc sắc của làng cổ Đường Lâm, đó chính là những ngôi nhà gỗ với tường xây bằng đá ong, nằm trong các khuôn viên có tường bao cũng bằng đá ong và đường làng lát gạch nghiêng chạy giữa những bức tường ấy…

Đường Lâm có tới 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, 1703, 1850…. Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm vẫn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván.

Các chi tiết làm nên" linh hồn" của nhà cổ gồm có tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên.

Cổng nhà hình quai giỏ, mềm mại về đường nét và vững chắc nhờ vật liệu đá ong. Nhà quan lại thường có vòng cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly, quy, phượng hay lưỡng long chầu nguyệt. Mỗi ngôi nhà là một đồ gia bảo, là lịch sử, văn hoá và cũng là nơi thờ tự thiêng liêng của mỗi dòng họ.

Những khuôn cửa bức bàn già nua, khi thường kẽo kẹt khép lại thế giới riêng, mỗi khi có việc lại được ngả ra làm bàn.

Các ngôi nhà trong làng đều có kiểu nội tự – ngoại khách, sân nhà thấp hơn mặt đường, vào những ngày mưa, nước từ ngoài dồn vào trong sân (tụ thủy sinh tài) rồi mới chảy thoát ra đường cống.

Đường ngõ trong làng đều là ngõ cụt để đề phòng trộm cướp; nhà nào cũng có cửa bí mật và đường tắt ra sân đình. Do khai thác tốt độ dốc, lại không có nhiều nghề phụ nên đường đi lối lại ở Đường Lâm rất sạch sẽ và phong quang.

Nét riêng nhất chính là kiến trúc làng: những ngả đường hình xương cá gồm một trục đường chính với rất nhiều ngõ nhỏ thông với nhau, người làng đi đằng nào cũng về đến nhà và trộm chạy đằng nào rồi cũng bị bắt (vì khi có động, tráng đinh cả làng ùa ra, ngay lập tức gặp nhau ở một chỗ).

Một lần đi trên con đường làng vắng vẻ, hai bên có những dãy tường đá ong loang lổ vết rêu và các cổng nhà khép kín, bầu không khí nơi đây lại có chút gì tư lự và mơ hồ, để khi về sao nhung nhớ quá cái màu thổ hoàng của tường đá ong rực lên trong nắng chiều xứ Đoài…

Đá ong là vật liệu có sẵn tại địa phương do quá trình latêrit hoá tạo nên. Ngày xưa Quang Dũng viết: "Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ…". Quốc Oai, Thạch Thất cũng có rất nhiều đá ong. Ở đồng bằng sông Hồng, các nhà khoa học đã chứng minh rằng có hai vỉa đá ong lớn nằm ở Hà Tây và Bắc Ninh, mà Đường Lâm chỉ là một góc rất bé của một vỉa. Đá ong khi chưa thành khuôn gạch thì mềm dẻo nhưng đẽo lên rồi càng để càng cứng.

Không thể xoá được hình ảnh của làng chừng nào từng viên đá ong còn được dựng nhà. Từ xưa đến nay, đá ong ở đây vẫn là thứ sẵn có nhưng nó lại là vật liệu quý để xây dựng nên các công trình trong làng. Đặc tính của loại đá này là càng để lâu càng tốt, khi xây không tốn nhiều công trát, song vẫn đảm bảo cho khối tường dày, đủ làm mát nhà khi trời nóng, đủ sưởi ấm nhà khi trời lạnh.

Người làng Mông Phụ kể rằng: "Từ thời cụ tổ đã có đá ong, loại đá này phải đào từ dưới lòng đất lên. Mỗi lần đào rất khó vì mỗi viên thường to khoảng 15-40 cm". Năm tháng càng khiến cho đá săn chắc, cứng cáp cũng như giúp con người Đường Lâm càng thêm tin yêu vào nơi mình đang trải qua cuộc sống bình dị.

Người dân Đường Lâm rất ý thức về giá trị văn hóa của làng mình. Họ biết rõ vẻ đẹp trầm mặc cổ kính của những ngôi nhà cổ đang thu hút khách thập phương tìm về để nôn nao cùng… quá khứ.

Đến Đường Lâm, ta ngỡ ngàng trước một làng cổ còn lưu giữ những sắc màu thời gian với một thế giới ẩn chứa nhiều điều bí ẩn dần được hé mở. Giữa vòng xoáy hối hả của thời hiện đại bên ngoài, Đường Lâm lặng lẽ khép mình vào một góc tưởng chừng bị quên lãng. Sẽ còn có bao nhiêu khách lữ hành dừng chân nơi đây để cảm nhận và hòa mình vào cái không khí u tịch của ngôi làng có mấy trăm năm tuổi?

Thuyết minh về một làng cổ hay phố cổ – Bài số 3

Vùng Cổ Loa còn giữ được nhiều di tích có giá trị mà truyền thuyết đã nhắc đến. Đó là đền thờ Thục Phán An Dương Vương, am bà Chúa Mỵ Châu, đường Mèn… (nơi phát hiện ra hàng vạn mũi tên đồng, vũ khí Vua Thục).

Đền thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh. Xã Cổ Loa gồm ba làng Chùa, Đông và Đoài. Xưa, ba làng gồm mười hai xóm mà tới nay tên gọi vẫn còn như chứng tích của lịch sử: Thượng, Nhồi, Dõng, Gà, Lan Trì, Chùa, Chợ Vang, Hương, Mít, Bãi và Trại. Mười hai xóm ấy xưa nay vẫn cùng nhau thờ phụng, trông coi di tích nổi tiếng này của cả nước và hàng năm cứ mồng 6 tháng Giêng lại mở hội để tưởng nhớ An Dương Vương, nhớ một trang sử cổ đại vừa oai hùng, vừa bi thảm của đất nước gắn liền với một mối tình éo le, nổi tiếng, đồng thời là một bài học lớn về tinh thần cảnh giác.

Từ Thủ đô, theo đường quốc lộ số 2  Hà Nội – Lào Cai, tới cây số 17 rẽ tay phải đi tiếp khoảng một cây số, sẽ đến Đền Cổ Loa. Khu vực này có mái đình cổ kính dựng trên đất vốn là đế đô của vua Thục. Nơi thờ  An Dương Vương (Thục Phán). Lễ Hội Đền An Dương Vương tổ chức từ mồng 6 đến 18 tháng Giêng.

Đền thờ An Dương Vương nằm trên địa phận xóm Chùa, còn gọi là đền Thượng. Trước đền là hai con rồng đá, sân đền lát đá xanh, theo bia ký, đền xây dựng năm 1687 và sửa lại năm 1893.

Đền được xây dựng trên một gò đất cao dưới chân lũy thành cũ, góc tây – nam. Theo dân gian đó là đầu con rồng. Qua cổng ngoài của đền sẽ tới tam quan cổ kính với lầu thượng cao, hai bên lối đi có hai giếng mắt rồng đối xứng nhau. Bước qua tam quan là vào sân đền, hai bên sân có nhà khách cho người thập phương dừng chân sửa lễ.

Nơi thờ An Dương Vương gồm có hạ điện là một ngôi nhà ba gian to, cao, cột lim đồ sộ, tám mái cong vút. Từ tả hữu của hạ điện có hai dãy nhà hành lang phía ngoài xây kín nối với thượng điện. Khoảng vuông ở giữa là một ngôi nhà chồng diêm tám mái cao.

Trên bàn thờ có tượng rùa vàng bằng gỗ sơn son thiếp vàng và một chiếc nỏ đặt sẵn tên. Đó là bàn thờ Thần Kim Quy. Thượng điện cũng ba gian, bàn thờ An Dương Vương đặt giữa, bên đông thờ hoàng hậu, bên tây thờ thái thượng hoàng. Tượng An Dương Vương là pho tượng bằng đồng mặc triều phục.

Phía Tây đền An Dương Vương trên một gò đất cao, xưa kia vua lập miếu thờ Thần Nông, là nhà bia.

Cách cổng đền không xa, trước mặt là ao tròn, chính giữa là một cồn đất tròn có giếng nhỏ ở giữa xây gạch. Tương truyền đó là giếng Ngọc, nơi xưa kia Trọng Thủy nhớ Mỵ Châu đã nhảy xuống tự tử.

Cách đền vài trăm mét là am Bà Chúa ở cạnh đình Cổ Loa. Nơi đây có một cây đa cổ thụ trùm bóng mát lên am. Am Bà Chúa cũng có thượng điện và hạ điện. Hạ điện là ngôi nhà nhỏ ba gian, ở giữa là bàn thờ. Cách đó một sân nhỏ là thượng điện cũng ba gian. Gian giữa đặt bàn thờ công chúa Mỵ Châu, phủ vải vàng lên bức tượng. Tượng chỉ là hòn đã tự nhiên có hình kỳ dị như pho tượng cụt đầu. Hai bên là mười hai nàng hầu. Sau bàn thờ công chúa, vén bức màn ta sẽ thấy một khối đá. Khối đá có ba bề xây kín, đó là mộ Mỵ Châu theo lời tương truyền của dân gian.

Đình Cổ Loa cũng nằm trong cụm di tích thờ An Dương Vương. Đình trông về hướng Nam, trước có tam quan, nay đã bị phá. Như trên đã trình bày, đình được xây cất trên đất mà tương truyền là nơi vua ngự triều. Tiếp theo là một lớp cửa xây kiểu tam quan, có cửa kín ở giữa và hai cửa nhỏ hai bên. Cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao; cửa hai bên kiểu tò vò mái giả. Sau lần cửa là sân gạch rộng.

Quanh những di tích này, xưa kia dân làng mở hội để tưởng nhớ An Dương Vương và những sự tích xung quanh ông. Khu di tích lịchsử này nổi tiếng từ lâu đời, thu hút lớp lớp người nhiều thế hệ đến đây, như ca dao xưa truyền lại:

Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa thành cũ khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn ghi.

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền câu: “chết thì bỏ con bỏ cháu, sống thì không bỏ mồng 6 tháng Giêng” để nói lên sự hấp dẫn của lễ hội Cổ Loa. Xưa, hội bắt đầu từ ngày mồng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng. Tương truyền ngày mồng 6 tháng Giêng là ngày Thục Phán nhập cung và ngày mồng  9 tháng Giêng là ngày ông lên ngôi, khao toàn bộ  binh sĩ. Cho nên để nhớ ngày long trọng ấy dân Cổ Loa cùng tám xã hộ nhi rước kiệu mở hội đông vui cả một vùng.

Cũng từ lâu các triều đại phong kiến hết sức chú ý giúp dân địa phương chăm lo hương khói tại đền. Chỉ dụ lâu đời nhất đề niên hiệu Lê Thần Đức (1614) còn ghi: cấp cho xã Cổ Loa năm mươi mẫu ruộng tế điền miễn thuế để trông coi đền miếu. Các đời vua Vĩnh Tộ (1620), Phúc Thái (1649), Cảnh Trị (1673), Vĩnh Thịnh (1708), Long Đức (1735), Vĩnh Hựu (1793) đều có chỉ dụ nhắc lại.

Lễ vật dùng cho tế lễ ngoài sự đóng góp của các giáp còn có hoa lợi của số ruộng đã kể trên. Trong đó có hai mươi mốt mẫu dùng cho làm cỗ bỏng, hai mươi nhăm mẫu dành cho lễ. Ngoài ra là để hương khói ngày thánh sinh, thánh hóa.

Cổ Loa còn kết chạ với tám xã khác ở xung quanh vùng thờ An Dương Vương từ ngày mồng 6 tháng Giêng. Do vậy hội đền An Dương Vương là một hội lớn trong vùng với sự tham gia không chỉ riêng dân xã Cổ Loa mà của các làng kết nghĩa nữa.

Ngày mồng 6 tháng Giêng là ngày chính hội nhưng dân làng đã tiến hành lễ nhập tịch từ ngày 14 tháng Chạp. Năm phong đăng hòa cốc thì lễ nhập tịch được tiến hành rất long trọng. Khắp nơi trong làng đường sá được sửa sang, quét dọn sạch sẽ. Các di tích được quét dọn, lau chùi tu bổ, đồ tế khí, cờ quạt được trưng bày… để chuẩn bị.

Ngày 18 tháng Chạp là ngày lễ gia quan. Áo mũ của thần được đem ra đặt lên kiệu rước về đền nơi thần ngự. Những người khiêng kiệu hôm đó phải chay tịnh từ trước. Các người hành lễ cũng phải giữ thanh khiết, bịt miệng bằng vải đỏ trong lúc phong bao áo mũ cho thần. Sau đó được tiến hành một tuần tế – tế gia quan.

Trước hội phe tư văn trong làng đã lựa chọn người văn hay chữ tốt viết chúc văn tế thần. Người đó còn phải là người đỗ đạt cao, có tài văn chương được mọi người tín nhiệm. Phe tư văn có văn chỉ và có ruộng tư văn ba mẫu để chi vào việc hội họp và nghi lễ trong năm.

Từ sớm ngày mồng 6, một đoàn người mang lễ phục cầm cờ quạt, tàn, lọng đình, dẫn đầu là chủ lễ mặc áo thụng xanh, đội mũ tế đến nhà ông diễn văn rước bản văn ra đền. Đám rước rất nghiêm trang và lộng lẫy. Một hồi tù và rúc lên, báo hiệu đám rước văn đã tới. Ông cai đám ở đền Thượng ra nghênh tiếp bản văn và rước vào, trịnh trọng đặt lên hương án. Đoàn người lần lượt lễ thần rồi lui ra.

Thuyết minh về một làng cổ hay phố cổ – Bài số 4

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ.

Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định[1]: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.

Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên ngoài khu vực này, nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo tồn là khu phố cổ.

Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý – Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô.

Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông.

Thời Lý – Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu.

Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ – Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây.

Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây. Một đặc trưng nữa của khu phố cổ là kiến trúc nhà cổ trong khu phố buôn bán. Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ XVIII – XIX, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói.

Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường. Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt.

Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán.

Đình: mỗi phố nghề thường có một đình để thờ tổ nghề hoặc thành hoàng làng nguyên quán. Đình ở khu này đặc biệt là tầng dưới vẫn làm cửa hàng cho thuê, tầng trên mới làm nơi thờ cúng. Qua thời gian, các đình bị lấn chiếm nhiều, rất khó tìm ra dấu.

Đền: tương tự như đình, nhiều đền cũng chỉ đặt trên tầng, phía dưới làm cửa hàng. Một số đền còn giữ được là: đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa,

Chùa: trong khu phố cổ còn một số ngôi chùa, tuy đã bị lấn chiếm nhiều: chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ, chùa Thái Cam.

Hội quán: khi người Hoa đến buôn bán, đã lập ra hai hội quán: Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc Kiến. Tại khu vực khu phố cổ xưa kia có các cửa ô: ô Phúc Lâm, ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng), ô Trừng Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn.

Chợ: Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung bán các loại hàng hóa phục vụ đời sống, như chợ Đồng Xuân – Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè.

Vũ Hường tổng hợp

0