08/05/2018, 21:12

Thuyết minh về một di tích văn hóa cổ

Đề bài : của đất nước. Bài làm Tháp Chàm ở Phan Thiết Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh BÌnh Thuận, miền cực nam Trung Bộ nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Phan Thiết nổi tiếng với những ngôi chùa cổ rất quy mô và cổ kính như chùa Liên Trì, chùa Bà Đức sanh, chùa ...

Đề bài: của đất nước.

Bài làm

Tháp Chàm ở Phan Thiết

   Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh BÌnh Thuận, miền cực nam Trung Bộ nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

   Phan Thiết nổi tiếng với những ngôi chùa cổ rất quy mô và cổ kính như chùa Liên Trì, chùa Bà Đức sanh, chùa Phật Quang... Chùa Phật Quang còn gọi là Chùa Cát được xây dựng vào nửa đầu thế kỉ XVIII. Chiếc chuông đồng rất lớn được đức năm 1750, bộ kinh Pháp Hoa với 118 bản khắc gỗ hoàn thành năm 1734. Chùa Ông uy nghi tráng lệ được xây dựng năm 1770 với hàng dãy cột chạm khắc tinh xảo treo hàng trăm câu đối sơn son thếp vàng cực kì lộng lẫy.

   Phan Thiết còn rất nổi tiếng với những tháp Chàm cổ kính, kì vĩ, độc đáo. Cách thành phố Phan Thiết gần 7km về phía Đông Bắc là nhóm tháp Chàm Pôshanư có niên đại trên 1200 năm của dân tộc Chăm, nằm trên đỉnh đồi Ngọc Lâm. Nhóm tháp này được tạo tác từ cuối thế kỉ thứ VIII, là nơi thờ Pôshanư, vị nữ vương Chiêm Thành. Cách đây trên 300 năm, nhiều tháp Chàm đã bị vùi lấp, tới nay chỉ còn một tháp chính lớn nhất, một tháp nhỏ ở sát chùa, và một tháp nhỏ ở gần một tháp chính.

   Trong tháp chính có bệ thờ Linga – Yoni, biểu tượng của thần Shiva bằng đá xanh đen còn nguyên vẹn với những thớt đá đồ sộ được chạm khắc các biểu tượng thể hiện sự sinh tồn của dân tộc Chăm. Cuối thế kỉ XIX, trong tháp nhỡ vẫn còn con bò bằng đá rất lớn nhưng sau đó thì không thấy nữa. Có lẽ đó là thân Nadin như ta vẫn thấy thờ trong các tháp Chàm ở Phan Rang.

   Ba, bốn thế kỉ trước, quanh tháp Pôshanư là các làng mạc trù phú của người Chăm. Do chiến tranh, do biến động của thiên nhiên và lịch sử nên phần nhiều người Chăm đã dời đi lập nghiệp ở những nơi khác. Nhưng hàng năm, người Chăm ỏ mọi nơi vẫn trở về thấp Pôshanư để thực hiện các nghi lễ tôn giáo truyền thống linh thiêng.

   Tháp Chăm Pôshanư được xếp hạng di tích quốc gia với chế đội trùng tu, bảo vệ đặc biệt. Nó là di sản văn hóa vô giá của đất nước ta. Du khách gần xa đến với Phan thiết không thể không đến chiêm ngưỡng những tháp Chăm, dấu tích một nền văn minh từ nghìn xưa đang trầm mặc cùng tuế nguyệt.

0