Thuyết minh về lễ hội làng – Văn mẫu hay lớp 9
Xem nhanh nội dung Thuyết minh về lễ hội làng – Bài làm 1 của một học sinh giỏi văn tỉnh Nghệ An Cứ vào mỗi dịp Tháng Giêng- tháng sau tết Nguyên Đán là khắp nơi ở Việt Nam nổ ra không khí của những lễ hội. Những lễ hội này thu hút về đây đông đảo du khách hành hương, cúng ...
Xem nhanh nội dung
Thuyết minh về lễ hội làng – Bài làm 1 của một học sinh giỏi văn tỉnh Nghệ An
Cứ vào mỗi dịp Tháng Giêng- tháng sau tết Nguyên Đán là khắp nơi ở Việt Nam nổ ra không khí của những lễ hội. Những lễ hội này thu hút về đây đông đảo du khách hành hương, cúng bái.Cũng vào dịp lễ hội này, làng Triều Khúc – Hà Nội lại náo nức chuẩn bị cho những lễ hội,những sinh hoạt tín ngưỡng vô cùng độc đáo.
Làng Triều Khúc là một làng nhỏ nằm ở xã Tân triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày mùng mười đến ngày mười hai tháng một, người dân Triều Khúc lại nô nức chuẩn bị lễ hội.Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của vị thành hoàng làng là Bố Cái đại vương Phùng Hưng ( 770- 798) và ông Vũ Đức Ủy, sống ở thế kỉ thứ mười tám. Ông được xem như vị tổ nghề của người dân làng Triều Khúc.
Lễ hội được chính thức bắt đầu vào ngày mùng mười, lễ rước kiệu được tiến hành ở đình Lớn.Mở đầu là lễ rước long bào- triều phục của Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn để bắt đầu lễ hoàn cung.Trong lễ hội của làng Triều Khúc vẫn còn lưu giữ được rất nhiều trò chơi , những phong tục mang màu sắc dân gian độc đáo như: điệu múa đĩ đánh bồng hay còn gọi là Trống Bồng- đây là điệu múa cổ, do hai chàng trai giả gái múa. Điệu múa khi xưa dùng để động viên tướng sĩ trước khi đi đánh trận.
Bên cạnh múa Trống Bồng thì còn có múa Rồng. Đây là điệu múa cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an…. Điệu múa này đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều người, bao gồm các động tác như: rồng chào, rồng trực, rồng chầu, rồng bay cao, hạ thấp, rồng lượn, rồng ngậm ngọc…..
Thời gian tổ chức lễ hội không dài như những lễ hội lớn khác nhưng người dân làng Triều Khúc ai cũng tham gia sôi nổi, nhiệt tình, tạo ra không khí lễ hội mang màu sắc dân gian.
Trong những ngày lễ hội này, không chỉ có người dân làng Triều Khúc mà người dân thủ đô cũng như khách thập phương kéo về tham dự lễ hội, hành hương rất đông đúc.
Lễ hội của làng Triều Khúc là cách người dân tưởng nhớ công ơn của vị thần Hoàng làng và vị tổ nghề. Đây là truyền thống tốt đẹp của cha ông “ Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời những sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tín ngưỡng trong những ngày diễn ra lễ hội cũng góp phần duy trì bản sắc sinh hoạt từ lâu đời của ông cha ta. Làng Triều Khúc mỗi năm đều diễn ra lễ hội và đây là điều kiện để họ tưởng nhớ về truyền thống của dân tộc và đấy là điều kiện để chúng ta tưởng nhớ công ơn của những người đã có công với dân làng đó, lễ hội được tổ chức ra nhằm tưởng nhớ đến vị thành hoàng làng người đã có công với dân làng, đem lại cho họ những cuộc sống âm no sung túc.
Lễ hội này mỗi năm đều diễn ra một lần thường là diễn ra vào mùa xuân và diễn tra vào mùng 10, ở đây lễ hội được diễn ra thường niên nó được diễn ra với đầy đủ những nghĩ lễ đầu tiên là việc rước lễ đây là phần thể hiện sự thành kính và sự yêu thương quý trọng biết ơn đối với các vị thần. tiếp theo còn phần hội nó diễn ra sôi nổi với các trò chơi dân gian như trò múa nước, đây là điều kiện quan trọng để mỗi người chúng ta làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất. Trong lễ hội mọi thứ đều được diễn ra một cách gọn gàng quy củ nó thể hiện những sự thành kính sâu sắc dành cho con người, những giá trị niềm tin to lớn và vô cùng sâu sắc để tặng cho con người.
Lễ hội diễn ra chủ yếu để ôn lại những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những lễ hội và nghi thức được diễn ra trạng trọng đây là thời gian để dân tộc ta ôn lại truyền thống của dân làng, nó để lại những bài học to lớn về giá trị cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Thuyết minh về lễ hội làng – Bài làm 2
Lễ hội Làng Vạc "điểm nhấn" văn hoá vùng Tây Bắc, Nghệ An
Từ truyền thuyết Vạc đồng, đến di chỉ khảo cổ học Làng Vạc đã tạo cho Lễ hội Làng Vạc (xã Nghĩa Hoà- Thị xã Thái Hoà) hàng năm đậm nét văn hoá tâm linh. Sau 10 lần tổ chức, Lễ hội Làng Vạc ngày càng lớn dần về quy mô và phạm vi ảnh hưởng, trở thành ngày hội " Uống nước nhớ nguồn" của đồng bào các dân tộc các huyện vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An…
Từ truyền thuyết kể rằng: Một đêm nọ thần linh báo mộng cho trưởng làng tập trung dân làng bên đầm làng, Ngài sẽ trao báu vật của trời đất để làng tổ chức lễ hội. Sáng ra, khi dân làng đã tụ hội đông đủ bỗng thấy giữa đầm nổi lên chiếc Vạc đồng to như một gian nhà, trong Vạc có 10 vạc nhỏ và rất nhiều bát đũa, âu, đĩa trong đó. Dân làng tưng bừng mở lễ hội.
Sau 3 ngày mở tiệc, dân làng làm lễ tạ ơn và trả lại báu vật cho thần linh. Con trai, con gái rước Vạc về đầm, đang sụp lạy thì Vạc đồng từ từ trôi ra giữa đầm rồi chìm xuống. Từ đó, để tạ ơn thần linh, tạ ơn trời đất, làng đặt tên là đầm Vạc, rồi gọi tên làng là Làng Vạc. Hàng năm cứ đến ngày đã định, dân làng lại tổ chức lễ hội để nhớ ơn thân sông, thần núi đã mang lại cuộc sống ấm no.
Cách đây hơn 10 năm, vào đầu xuân hàng năm Lễ hội Làng Vạc chính thức được tổ chức trở lại theo định kỳ kéo dài trong 3 ngày 7-9/2 âm lịch. Lễ hội Làng Vạc trở thành ngày hội lớn của nhân dân các dân tộc trên địa bàn và thu hút người dân các vùng lân cận. Lễ hội gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Sau phần tế lễ là rước Vạc đồng, Trống đồng để mở hội mừng. Phần hội là các trò chơi dân gian như: ném còn, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, chọi gà, đấu võ. Tại lễ hội còn có các cuộc thi độc đáo như: thi hội cồng chiêng, thi người đẹp Làng Vạc, thi nấu các món ăn dân tộc…
Cùng với việc thành lập Thị xã Thái Hoà, Lễ hội Làng Vạccó thêm điều kiện để tổ chứcngày càng nâng tầm trở thành lễ hội văn hoá, tâm linh cấp vùng Tây Bắc.
Thuyết minh về lễ hội làng – Bài làm 3
Làng Đăm nay là xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một làng cổ có truyền thống văn hoá và sản xuất từ lâu đời . “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy" hay “ Làng La canh cửi, làng Đăm đua thuyền" là những câu ca dao quen thuộc vang đến tận kinh thành Thăng Long xưa.
Đình làng Đăm thờ đức thánh Tam Giang, còn gọi là Bạch Hạc Tam Giang. Hội làng Đăm diễn ra ở đình, đoạn sông (khoảng 1km) nơi diễn ra cuộc đua thuyền, còn gọi là đầm Đăm.
Hội làng Đăm diễn ra trong ba ngày, từ mồng 9 – 11/3 (âm lịch). Trước đây, hội kéo dài đến 5 ngày và cứ 5 năm mới tổ chức đua thuyền, bởi để chuẩn bị cho một cuộc đua, người dân làng Đăm phải mất nhiều thời gian và công sức.
Từ Cầu Giấy, theo đường Quốc Lộ 32, đến Nhổn rẽ tay phải, chỉ đi vài cây số là tới làng Đăm. Từ đằng xa du khách đã có thể nhận biết bằng màu sắc của cờ hội nổi bật trên một thảm xanh của những ruộng rau, dưa đang mùa thu hoạch.
Công tác chuẩn bị của người dân địa phương cũng rất hăng hái. Nhà nhà, người người nô nức treo cờ, đèn, và các mục khác trang trí cho ngày hội.
Theo một số người cao tuổi trong làng, lần cuối cùng hội làng Đăm tổ chức là năm 1940. Kể từ đó không mở hội nhưng đội thuyền đua làng Đăm vẫn luôn được mời về dự đua trong những dịp lễ hội lớn của đất nước tại hồ Thuyền Quang, hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu. Khoảng những năm 1972 – 1973 làng có tổ chức nhân đón Quốc trưởng Cămpuchia sang thăm nước ta, nhưng cuộc đua đó chưa phải là hội.
Những năm gần đây xu thế khôi phục dần dần những lễ hội truyền thống xưa được chú ý. Đến năm 1994, hội được tổ chức lại một cách công phu và trang trọng.
Ông Đinh Duy Toàn, Bí thư Đảng uỷ xã Tây Tựu, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Tây Tựu năm 2010 cho biết, nhân dịp chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ngay từ đầu năm, lễ hội đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền thành phố. Lễ hội năm nay cũng được tổ chức với quy mô hoàng tráng hơn và ước tính có khoảng gần 4.000 người tham gia.
Ở Lễ hội làng Đăm, màn rước kiệu diễn ra hết sức công phu và hoành tráng. Chỉ tính riêng đoàn tham gia rước kiệu, mặc áo lễ hội đã lên đến gần 1.000 người và dài đến hơn 1km. Họ từ đình Tây Tựu đi quanh các thôn của làng Đăm rồi cuối cùng là về đình Thuỷ Tạ. Vì theo tục lệ, ngày thường Thánh sẽ ngự ở Đình Tây Tựu còn đến ngày hội đình Thuỷ Tạ là nơi Thánh về.
Thu Thủy (tổng hợp)