13/01/2018, 10:21

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền – Văn hay lớp 9

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền – Văn hay lớp 9 Thuyết minh về lễ hội đua thuyền – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Ngãi Quê hương nơi em sống có biết bao nhiêu lễ hội diễn ra, mỗi lễ hội có một đặc trưng riêng mà em cảm nhận được. Mùa của lễ hội thường xảy ra ...

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền – Văn hay lớp 9

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Ngãi

Quê hương nơi em sống có biết bao nhiêu lễ hội diễn ra, mỗi lễ hội có một đặc trưng riêng mà em cảm nhận được. Mùa của lễ hội thường xảy ra trong tháng giêng và tháng hai của năm. Bà bảo em rằng tháng một là tháng ăn chơi, tháng ba lễ Hùng Vương sau đóxong xuôi người nông dân mới ra đồng cấy lúa. Biết bao nhiêu lễ hội như thế diễn ra vàbiết bao trò chơi cũng được mở ra rất náo nhiệt nhưng em thấy vui nhất là lễ hội đua thuyền.

Lễ hội đua thuyền quê em diễn ra vào ngày hội của làng từ bé em đã được bà dẫn đixem lễ hội đó. Nó là một lễ hội lớn nhất sau cái tết nguyên đán ở quê em. Vì nó là hộilàng chứ không phải ngày hội của cả nước. Sở dĩ em thích xem đua thuyền không phải vìem thích môn thể thao ấy mà là anh trai em cũng tham gia vào cuộc đua thuyền ấy. Tronglàng chia ra là các đội mỗi đội trên một chiếc thuyền. Đội nào thắng cuộc thì sẽ khôngnhững được trưởng thôn cấp cho bằng khen mà còn mang lại sự tự hào cho xóm đội củamình. Chính vì sự tự hào cũng như sự ganh đua phân cao thấp giữa các đội nên thấy rất thích nó.

Ngày lễ hội đến mọi người ăn uống chúc tụng nhau say sưa đến trưa thì bắt đầu từhai giờ chiều mọi người tập trung tại đình của làng. Dưới đình là một cái ao làng rất to,những chiếcthuyền rồng dài đã sẵn sàng đợi những chàng trai ở đó. Con trai làng emnhìn thế mà đứa nào đứa này khỏe ra trò nhưng có một anh ở đội một lại có thân hình tobéo và anh đã từng tập tạ, thể hình cho nên là một đối thủ đáng gờm cho đội của xóm em. Bắt đầu khoảng hai rưỡi khi mọi người đã có mặt đầy đủ trên những sân đình trưởng thôn ra hiệu bắt đầu cuộc đua. Người làng em đổ dồn ra xem náo nhiệt. Những đứa con nít nhỏ hơn em được bố hay anh trai cung kiêng lên tận đỉnh đầu để xem đua thuyền. Những cô gái thì cười đùa nhau, có những chị có cả người thương người nhớ ở trên thuyền đua thì đưa mắt cười tít hô anh cố lên. Tất cả mọi người đều mang tâm trạng háo hức cho cuộc thi đấu chuẩn bi bắt đầu. Nhiều ông cụ có tuổi vẫn đi xem, không phải vẫn ham chơi mà đây là nét truyền thống của dân làng nên hễ vẫn còn đi được thì các cụ chẳng bỏ những truyền thống tốt đẹp ấy. Họ được dân làng ưu tiên cho ghế ngồi xem đàng hoàng. Hăng nhất là mấy anh thanh niên trèo tường, đứng thẳng lên để xem và hò hét.

Trước tâm trạng hồ hởi của mọi người cuộc đua bắt đầu được diễn ra. Trưởng thônchính là người chỉ huy cuộc đua ấy. Ông có chiếc còi trong tay, một hồi còi vang lên các trai tráng thanh niên vững tay chèo chống chiếc thuyền lướt nhanh trên mặt nước. những cánh tay lái thuyền đều tăm tắp như đang rẽ sóng để vượt đến dích một cách nhanh nhất. Trong sự khẩn trương và nhanh nhẹn ấy là những tiếng hò la vang động cả một vùng trời. Ôi em thấy hạnh phúc khi thấy dân làng em hạnh phúc bên nhau như thế này. Những tiếng hét “ cố lên” vang lên như những khúc ca vang khích lệ tinh thân của người đang đua. Ngày hôm ấy em cũng hét khàn hết cả cổ.
Kết quả là đội của anh to béo kia thắng, chiến thắng ấy kết thúc cuộc đua năm ấy, có những tiếng hò hét vui mừng của những người cùng đội với anh ấy, và cũng có những tiếng tiếc nuối “ trời ơi!!!”. Dù sao em cũng cảm thấy rất vui về lễ hội đua thuyền quê em. Nó như sợ dây vô hình thắt chặt tình đoàn kết của nhân dân trong làng.

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền – Bài làm số 2 

Em đã từng xem rất nhiều những lễ hội hay và đặc sắc, trong đó có một vài lễ hội hay và ý nghĩa trong dân gian mà em đã xem và em cảm thấy rất hay đó  là lễ hội đua thuyền.             

Cứ dịp lễ hội đầu năm là địa phương em thường tổ chức lễ hội đua thuyền để tưởng nhớ tới vị anh hùng dân tộc, lễ hội diễn ra rất sôi nổi ngoài những nghi thức truyền thống để tưởng nhớ về vị anh hùng Dương Tự Minh thì còn tổ chức cả phần lễ hội đó là lễ hội đua thuyền, trong đó có 5 đội chơi mỗi đội có 3 thành viên, trên mỗi đội có những hình ảnh thuyền khác nhau được trang trí khác nhau tên gọi của nó theo thứ tự 1, 2,3, 4, 5, tất cả đều được xuất phát từ điểm xuất phát và chuẩn bị thi đấu, thể lệ của cuộc thi đội nào bơi sang bờ bên kia trước thì dành chiến thắng, tất cả đều đã sẵn sàng chiến đấu rất nhiệt tình, và những cuộc chơi cũng diễn ra rất sôi nổi, nó mang một phong trào khởi động hào hứng mang những cuộc chơi mang nhiều ý nghĩa và mang tầm tầm ảnh hưởng sâu sắc, trong mỗi đội chơi thường có một người cầm tay lái chèo và một người sẽ hỗ trợ.

Lễ hội đó đã thu hút rất nhiều người tham gia cuộc chơi diễn ra sôi nổi và nổi bật lên đó là những cuộc chơi có sức tập thể và cộng đồng lớn, khan giả đứng xem đông đúc khắp tất cả hồ xem bơi thuyền, mỗi người đều hào hứng xem đội nào sẽ giành chiến thắng, những đội thi đều hào hứng và đã sẵn sàng trong cuộc chơi họ đều hân hoan và sẵn sàng chuẩn bị rất chu đáo, cuộc chơi bắt đầu mỗi đội đều trèo lái chiếc thuyền của mình nhanh chóng nhưng sự khéo léo và những bước đi của tất cả các đội sẽ quyết định đội nào giành chiến thắng, mỗi đội đều dùng hết khả năng và kinh nghiệm của mình để lái chiếc thuyền nhanh cho tới đích, hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến kết quả, cuộc chơi diễn ra gay go cuối cùng đội 5 dành chiến thắng, bởi sự khéo néo và tài năng xử lý tình huống của họ, đội 3 về vị trí thứ 2, đội 1 về vị trí thứ 4, đội 2 về thứ 4 và cuối cùng là đội 4. Sự khích lệ của họ cũng tạo nên những kết quả đáng kể và họ dành được thắng lợi vẻ vang.       

Em rất thích xem lễ hội đua thuyền đó là một lễ hội hay và tạo nên những ý nghĩa lớn để nhắc nhở về những nghi thức của truyền thống dân tộc cuộc chơi đã thúc đẩy và nhắc nhở về truyền thống của dân tộc ta.

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền – Bài làm số 3

Dải đất Hồng Lam được thiên nhiên ban tặng lắm núi, nhiều sông, gắn liền với bờ biển dài hơn 130 km đã góp phần tạo nên những nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân. Đặc biệt, từ trong lao động, các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra nhiều hình thức vui chơi, giải trí rất hữu ích, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong đó, lễ hội đua thuyền của cư dân vùng sông nước thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới để người dân gặp gỡ, giao lưu, góp phần tăng cường sức khỏe, phát huy sức mạnh đoàn kết cộng đồng, vươn lên chinh phục thiên nhiên, tạo dựng cuộc sống.

Đua thuyền là một hoạt động thể thao mang tính tập thể. Đội đua thường được cơ cấu khoảng 20-30 VĐV, có “nhạc trưởng” chỉ huy, người chèo lái ở đuôi và một người đảm nhiệm việc tát nước. Thành viên đội đua mặc đồng phục áo vàng hoặc đỏ, thắt đai, đầu chít khăn đỏ. Thể thức chèo bơi được tiến hành theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Kết quả cuộc đua phụ thuộc vào sức mạnh từ tinh thần đoàn kết của tập thể, sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng, hài hòa giữa các thành viên trong đội. Thành viên được chọn vào đội đua là những thanh niên khỏe mạnh, thể lực tốt, bơi lội giỏi và phải vững tay chèo. Ngoài ra, sức mạnh đội đua còn được khích lệ nhờ tinh thần cổ vũ của người xem.

Mùa xuân sắp về. Khắp nẻo làng quê vùng sông nước lại âm vang tiếng mõ, tiếng chiêng trống, ngày hội đua thuyền đang cận kề. Các bậc cao niên của làng lại thi nhau soạn sửa thuyền đua, tổ chức đội hình… Lớn lên ở vùng đất mà lúc vất vả mưu sinh cũng như khi vui chơi hội hè, cuộc sống của người dân đều gắn liền với sông nước, với nghề chài lưới, từ nhỏ, ông Nguyễn Xuân Thu (68 tuổi, thôn Văn Sơn, Thạch Đỉnh, Thạch Hà) đã được cha chỉ bảo bí quyết đóng thuyền đua, hướng dẫn từ cách cầm cưa, đục, đến các kỹ thuật tinh xảo khác. Do đó, vào dịp gần Tết Nguyên đán, các địa phương lân cận thường tìm đến nhờ ông bảo dưỡng thuyền đua cho làng để hưởng “vận hên”. Ông Thu tâm sự: “Đối với người Thạch Đỉnh, đua thuyền vừa để giải trí, vừa để giữ gìn những giá trị truyền thống của ông bà, tổ tiên”.

Lễ hội đua thuyền đã thực sự đi vào tiềm thức và trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Hà Tĩnh. Thông qua lễ hội, góp phần khơi nguồn sáng tạo của cha ông, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng, cùng nhau rèn luyện sức khỏe, xây dựng đời sống mới.

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền – Bài làm số 4

Mùng 4 Tết là thời gian làng em tổ chức nhiều hoạt động để dân làng cùng nhau chung vui. Trong số đó, lễ hội đua thuyền được nhiều người hưởng ứng nhất.

Chiều mùng 4 Tết hằng năm, người dân kéo nhau ra đình làng xem đua thuyền, thổi cơm, bắn vịt, chơi cầu phao,… Đến giờ chơi đua thuyền, ai nấy cũng kéo nhau đi cổ vũ. Sau đình làng là một cái hồ rất rộng, đó sẽ là nơi tổ chức đua thuyền. Năm nay, anh trai em cũng tham gia đua thuyền. Anh ấy rất hào hứng và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ từ ngày hôm trước.

Vì làng em có 9 tổ nên sẽ chia làm 9 nhóm, mỗi nhóm một màu áo khác nhau, 1 chiếc thuyền riêng. 9 thuyền xếp ngang nhau và chỉ chờ hiệu lệnh là sẵn sàng tác chiến. Trưởng thôn chính thức tuýt còi bắt đầu cuộc quyết chiến. Một hồi còi vang lên, các trai tráng, các bác trung niên trong làng nắm chặt chèo lái đẩy chiếc thuyền lướt về phía trước. Các mũi thuyền tranh nhau lên dẫn đầu, cứ nhấp nhô nhấp nhô trên mặt nước. Trong sự tập trung ấy, tiếng hò reo cổ vũ, tiếng trống, tiếng những chai nước được mọi người đập vào nhau nghe thật vui tai. Tất cả những âm thanh ấy làm vang động cả một vùng trời. Một số người còn lấy điện thoại ra để quay lại những khoảnh khắc vui chơi của làng, nhanh tay ghi lại những giây phút hiếm có khi mọi người đông đủ bên nhau.

Dân làng đến xem đua thuyền rất đông khiến cho các tay chèo càng thêm hào hứng. Mọi người bàn tán xem đội nào sẽ về đích đầu tiên, Và rồi, chiến thắng thuộc về tổ 6, tổ có sự góp mặt của anh trai em khiến em rất vui. Những tiếng hò reo ăn mừng chiến thắng, lại cũng có tiếng thở dài tiếc nuối. Mọi người bắt đầu tản ra để đi xem kéo co.

Buổi tối là thời khắc trao giải. Đội 6 vinh dự được trưởng làng tặng bằng khen và mang lại vinh dự cho tổ mình. Mọi người lại ngồi lại bên nhau, tâm sự về một năm cũ đã qua, mong chờ một năm mới làm ăn phát tài hơn.

Em rất thích xem lễ hội đua thuyền vì nó là một sợi dây vô hình thắt chặt tình làng nghĩa xóm, hơn nữa, nó còn giữ lại những truyền thống dân tộc đáng kính.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • thuyết minh về lễ hội đua thuyền
  • thuyết minh về tro choi dua thuyền
  • thuyết minh về trò chơi đua thuyền
  • Thuyet minh ve le hoi dua thuyen
  • tap lam van mieu ta le hoi dua thuyen o Ha Tinh

Bài viết liên quan

  • Bình luận về thói ăn chơi đua đòi – Văn hay lớp 9
  • Thuyết minh về Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên – Văn hay lớp 12
  • Tả cây hoa đào – Văn hay lớp 7
  • Tả hình ảnh bố (mẹ) khi em mắc lỗi – Văn hay lớp 6
  • Tả lại cảnh đẹp quê hương em – Văn hay lớp 5
  • Kể về quê hương em hoặc nơi em đang ở – Văn hay lớp 3
  • Tả cô tổng phụ trách đội trường em – Văn hay lớp 6
  • Tả cảnh đẹp của quê hương em – Văn hay lớp 2
0