12/01/2018, 16:21

Thuyết minh vể Lễ hội cấu ngư

Thuyết minh vể Lễ hội cấu ngư Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguvên đán cả nước lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền thông gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam. ...

Thuyết minh vể Lễ hội cấu ngư

Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguvên đán cả nước lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền thông gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam.

Bài làm

Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguvên đán cả nước lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền thông gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Từ lễ đâm trâu, lễ bỏ mả đến ngày hội cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên, còn có các lễ cơm mới lễ xuống đồng, lễ cầu ngư của người miền xuôi và ngư dân vùng biển... Đâu đâu cũng lấp lánh vẻ đẹp văn hoá truyền thống mang đậm bàn sắc dân tộc một dài duyên hải miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Tết Nguyên đán vừa xong, người dân của hầu hết các làng chài đã bắt tay chuẩn bị lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một loại hình lễ hội mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân miền ven biển.

Theo tục lệ đã có từ vài trăm năm trước, lễ hội thường được tổ chức ba năm một lần, vui chơi, lễ tế trong vòng ba ngày, rải rác từ giữa tháng giêng đên tháng ba âm lịch.

 hội cầu ngư được bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tổ chức trang nghiêm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Phân lễ được tổ chức trang nghiêm vói lễ rước thuyềnLong Châu từ thôn Bắc Thọ xuống sân vận động xã để bà con đến tế lễ, cầu khấn. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các dòng họ trong xã đến trước thuyền Long Châu cầu khẩn mong cho mưa thuận, gió hòa; quốc thái dân an; trời yên, biển lặng; đánh bắt được nhiêu hải sản từ biển khơi và cầu được bình an cho người, phương tiện trong mỗi chuyến ra khơi. Phần hội được tổ chức sôi nổi , vui tươi, lành mạnh, với các tiết mục như: thi câu mực, kéo lưới, thi cờ tướng hát giao duyên, biểu diễn nhạc lưu thủy vào các buổi tối; giao lưu bóng chuyền vào các buổi chiều... Kết thúc lễ hội, ban tổ chức sẽ "hóa vàng" chiếc thuyền Long Châu, rồi gửi về biển cả, với mong muốn các thần linh của biển luôn phù hộ, che chở cho bà con ngư dân mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ, thị trân Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế để suy tôn Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Lễ tế thần diễn ra khoảng 2 giờ sáng ngày 12.1. Bài vàn tế dâng lên các vị thần linh tiền bôi của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt đi mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. Khoảng 4 giờ sáng lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư có nhiều màn diễn tả những sinh hoạt nghề biển. Trò diễn "búa lưới" là trò diễn trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà rỗi" (người bán cá đang chờ sẵn. Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua chải trên Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ám của cư dân.

Tại Đà Nằng, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp... Diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ các nhà đều đặt bàn hương án bày đổ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vì chánh bái dâng đổ tế lễ và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi lộng an toàn. Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ tình đoàn kết giữa các vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức "xin keo". Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương, về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là cả trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuvền, bơi lội, kéo co, đá bóng., Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về vụ mùa bội thu cho ngư dân.

Ở Bình Định, lễ hội cầu ngư có hầu hết các vùng ven biển của các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhon. Lễ hội gắn liền với tục thờ cúng cá voi với nhiều truyền thuyết còn ghi đậm nét trong dân gian... Ngư dân kể rằng nhiều lần gặp mưa bão ở ngoài khơi, thường hay có cá voi cứu nạn. Cá voi áp tựa lưng vào mạn thuyền đánh cá làm cho thuyền khỏi bị sóng gió lật đổ và chính cá voi cũng khỏi bị sóng gió đẩy vào ghềnh đá mắc cạn. Ngư dân xem đây là sự che chở của Nam Hải thần ngư.

Đến Khánh Hoà lễ hội Cầu ngư được bắt đầu bằng lễ Nghinh Ông trên biển15 chiếc ghe xếp thành hình chữ V, "trông dong cờ mờ" rộn rã cá một biển nước mênh mông. Lễ Nghinh Ông là lễ rước linh hồn của Ông về để chứng giám cho tấm lòng thành kính của người dân vùng biển. Để mời được linh hồn của Ông về, người ta phải làm lễ tế trên biển hết sức trang với đầy đủ lễ vật lòng thành. Khi đã mời được linh hồn của Ông về, những người hành lễ tiếp tục thực hiện nghi thức Phụng nghinh hồi đình (rước về). Trong lễ hội Cầu ngư, nghi thức có sự tham gia của đông đảo người dân nhất chính là lễ rước sắc phong. Đám rước sắc được chia làm 2 đoàn, một đoàn từ phía Bắc, một đoàn đi từ phía Nam. Ở mỗi đoàn, dẫn đầu là đội múa lân - sư - rồng, tiếp đến là mô hình con thuyền đang lướt sóng, sau cùng là người tham gia lễ rước mặc cổ trang, tay cầm cờ, binh khí xếp thành hai hàng. Đoàn rước sắc đi đến đâu tiếng trống lân, tiếng hò bá trạo rộn vang đến đấy. Đoàn sắc về đến lăng, cũng là lúc diễn ra nghi thức nhập lăng với các màn múa lân múa rồng, dâng hương và đội bá trạo chèo hầu. Phần lễ được tiếp nối bằng tiết mục múa siêu, phần diễn hò bá trạo. Tiếp nôì lễ tế chính là phần hát tuồng Đại Bái và Thứ Lễ.

Lễ hội cầu ngư ở Bình Định, cúng "ông Nam Hải" hay cá voi đế cầu xin cho trời yên bể lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá. Lễ hội cầu ngư thường được tổ chức ở lăng thờ cá voi vào dịp mùa xuân. Đây là nơi cải táng hài cốt của cá voi (cá ông) chết trôi dạt vào bờ. Ở Qui Nhơn có lăng thờ Nam Hải thuộc phường Trần Phú được xây dựng từ nhiêu năm nay để dâng hương, thờ cúng thần biển. Ở cửa biển Đề Gi, xã Mỹ Thành (Phú Mỹ) ở lăng thờ lớn, tập trung gần 100 bộ xương cá voi bày trang trọng trong quách để thờ cúng. Lễ hội cầu ngư thường được tiến hành theo hai phần là: Lễ nghinh (đưa linh), tức là rước hồn các "Đức ông" cùng những người chết hết biển về nơi yên nghi. Tiếp theo là phần khởi ca với nhiều hoạt động vui chơi như múa hát, đua thuyền, thi bơi... Các hoạt động ở phần này phản ánh những sinh hoạt lao động của ngư dân trên sóng nước.

Lễ hội cầu ngư của cư dân các làng chài duyên hải miền Trung, ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu…đem lại cuộc sống ngày càng no đủ hơn, còn thể hiện ý thức "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị tiến hiền, có công lập làng, dựng nghề.

soanbailop6.com

0