Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Bến Ninh Kiều – Văn hay lớp 8
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Bến Ninh Kiều – Văn hay lớp 8 Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Bến Ninh Kiều – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Hải Dương Ban ngày, Ninh Kiều trầm mặt bên dòng Hậu Giang bỏ mặc những ồn ào huyên náo của một thành phố trẻ, năng ...
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Bến Ninh Kiều – Văn hay lớp 8
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Bến Ninh Kiều – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Hải Dương
Ban ngày, Ninh Kiều trầm mặt bên dòng Hậu Giang bỏ mặc những ồn ào huyên náo của một thành phố trẻ, năng động. Gió từ dòng sông Hậu mát rười rượi làm hàng dương uốn lượn, lòng người như được trút hết căng thẳng lo âu.
Đã từ lâu, những con người Cần Thơ luôn tự hào và kiêu hãnh mỗi khi nhắc đến Ninh Kiều-chỗ bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng:
"Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân."
Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách thường tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền ghe xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gần Bến Ninh Kiều có Chợ Cổ Cần Thơ (hay còn gọi là “Chợ Lục Tỉnh”), trên một trăm tuổi là trung tâm buôn bán lớn ở Miền Tây Nam Bộ.
Ngược dòng thời gian, Bến Ninh Kiều xưa được khai sinh là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ. Ninh Kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông. Việc giao thương mỗi ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần dần trở thành thắng cảnh du lịch của đất Tây Đô.
Con đường Hai Bà Trưng hiện nay trước đây là đường Lê Lợi, chạy dọc bờ sông Hậu cây cối sầm uất (thời Pháp cai trị đặt tên "Le quai de Commerce"- tạm dịch là: Cảng Thương Mại, nhân dân gọi là bến Hàng Dương hay là bến Lê Lợi). Năm 1958 bến sông và công viên nằm cạnh con đường Lê Lợi được đặt tên bằng một trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn.
Từ câu: "Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm, Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm". ("Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi)
Ninh Kiều trong câu thơ trên nói về một chiến công của nghĩa quân Lam Sơn, đây là trận đánh mang tính bước ngoặt lịch sử, quyết định đến sự thắng lợi cuối cùng của toàn bộ cuộc kháng chiến chống Minh. Địa điểm diễn ra trận đánh là vùng đất lầy lội bên sông Đáy mang tên Ninh Kiều (còn gọi là Chúc Động, thuộc địa phận thị trấn Chúc Sơn huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây-nay đã xác nhập vào Hà Nội). Giao điểm giữa quốc lộ 6 với sông Đáy.Sau này những cư dân người Việt đi mở cõi đất phương Nam, đã lấy các tên của trận đánh nổi tiếng trên để đặt cho vùng đất mới bên bờ sông Hậu.
Du khách thập phương đến với Cần Thơ có thể ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của bến Ninh Kiều bất kể lúc nào,mỗi thời khắc có một nét độc đáo riêng. Ban ngày, Ninh Kiều trầm mặt bên dòng Hậu Giang bỏ mặc những ồn ào huyên náo của một thành phố trẻ, năng động. Gió từ dòng sông Hậu mát rười rượi làm hàng dương uốn lượn, lòng người như được trút hết căng thẳng lo âu.
Đêm xuống, Ninh Kiều như khoác lên mình chiếc áo mới. Người người lại qua, những cô gái thẹn thùng bên người yêu làm nên một bức tranh sinh động hài hòa. Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào. Ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la.
Sau khi dạo quanh bến Ninh Kiều, du khách đã cảm thấy mệt! Hãy làm một chuyến thưởng ngoạn trên sông bằng nhà hàng du thuyền Cần Thơ. Nơi đây phục vụ các thức uống và món ăn đặc sản Nam Bộ cùng với một chương trình văn nghệ đa dạng (nhạc trữ tình- tân cổ và nhạc trẻ). Du khách tha hồ ngắm cảnh và thưởng thức nét đẹp thi phú của dòng Hậu Giang mà tạo hóa trao tặng. Khoảng 20h00 du thuyền rời bến chạy dọc dòng Mekong qua cầu Quang Trung, vàm Cần Thơ và Cái Đôi.
Cứ vào mỗi độ xuân về (khoảng từ giữa tháng chạp), bến Ninh Kiều lại vui như trẩy hội. Chợ hoa Ninh Kiều nằm trên đường Hai Bà Trưng, nối dài từ bến Ninh Kiều đến chợ cổ Cần Thơ. Từ lâu, nơi đây đã chở thành điểm mua sắm, tham quan lí tưởng quen thuộc vào dịp cuối năm dành cho du khách mà chủ yếu là đến từ 13 tỉnh ĐBSCL. Bến Ninh Kiều là đầu mối giao thông trọng yếu về cả du lịch và thương mại.
Tại Bến có hệ thống ghe tàu chuyên phục vụ du lịch đến các điểm tham quan: Khu Du Lịch Sinh thái Phù Sa (mất khoảng 10 phút), Chợ Nổi Cái Răng ( mất 30 phút), Làng Du Lịch Mỹ Khánh (mất 30 phút). Ngoài các điểm trên bạn cũng có thể dạo một vòng sông Hậu đến bất cứ đâu bạn muốn, giá cả thỏa thuận (gồm tàu thuyền của các công ty du lịch và tư nhân)
Ninh Kiều là hình ảnh sinh động, là sự khởi nguồn của những vần thơ, để rồi không chỉ những thương nhân muôn ngả tìm về, mà khách văn chương cũng bao lần bịn rịn, lưu luyến bến Hàng Dương:
"Đất Châu Thành anh ở,
Xứ Cần Thơ em về,
Bấy lâu sông cạn biển kề,
Phân tay mai trúc, dầm dề cuộc châu".
Bến Ninh Kiều đã trở thành địa danh du lịch nổi tiếng, một thương hiệu của vùng đất Tây Đô. Mặc dù là một thành phố còn quá trẻ nhưng Cần Thơ hôm nay đã và đang không ngừng vươn lên thu hút ngày càng nhiều khách phương xa tìm đến. Với những đầu tư không ngừng vào du lịch.
Ngày 30/04/2009,UBND TP Cần Thơ tổ chức lễ khởi công trùng tu, nâng cấp tượng Bác Hồ (xây cách đây đã 33 năm) tại bến Ninh Kiều. Tượng Bác bằng đồng, cao 7,2 m, chân đế cao 3,6 m, trọng lượng tượng hơn 12 tấn với tổng mức đầu tư hơn 13 tỷ đồng. Trước đó, mẫu tượng đã được trưng bày tại Công viên Tao Đàn (TP.HCM) và Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ) để lấy ý kiến nhân dân. Mẫu tượng do tác giả Đinh Quang An (Chi nhánh Công ty Mỹ thuật trung ương) thực hiện.
Dòng sông, bến nước, con thuyền bao đời nay vẫn thủy chung, gắn bó với con người nơi đây trong mối nhân duyên. Những con sóng vẫn ngày đêm vỗ nhịp thời gian, đưa con thuyền mải miết ngược xuôi theo dòng đời hối hả. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên có lần tìm đến nơi đây đã thốt lên rằng:
Ơ… Cần Thơ, Cần Thơ gạo trắng nước trong
Đi đâu cũng nhớ cũng mong quay về
Dòng Hậu Giang sóng nước mênh mang
Con nước ròng con nước lớn,vẫn đong đầy tình yêu
(Qua Bến Ninh Kiều)
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Bến Ninh Kiều – Bài làm số 2
Câu hát bâng khuâng đưa ta về một miền Nam Bộ, nơi có những thiên cảnh làm vướng bận bao tao nhân mặc khách. Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch.
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
Cần Thơ tiếp giáp với 6 tỉnh: bắc giáp An Giang và Đồng Tháp, nam giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu, tây giáp Kiên Giang, đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông cần Thơ, sông Cái Tư, sông Cái Sàn, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xã No. Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91. Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam Bộ, nối liền với Campuchia, có bến cảng khá lớn tiếp nhận tàu 5000 tấn, có sân bay Trà Nóc nằm bên bờ sông Hậu. Từ xa xưa, Cần Thơ đã được coi là trung tâm của lúa gạo miền Tây Nam Bộ, hiện nay là một trong những tỉnh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chính của cả nước. Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phu, chủ yếu lá tôm cá nước ngọt (hơn 5000 ha ao nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi heo, gà, vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điên năng (nhà máy điện Trà Nóc: 33000kw), kĩ thuật điện, điện tử, hóa chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản…là thế mạnh của tỉnh.
Xứ sở ấy là của những con người hào phóng, các tài tử giai nhân cần Thơ. Họ luôn tự hào và kiêu hãnh khi nhắc đến bến Ninh Kiều:
“Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”
Xưa, bến Ninh Kiều là một bến sông đầu chợ cần Thơ. Ninh kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông: bến Hàng Dương. Công việc giao thương ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần trở thành một thắng cảnh của đất Tây Đô. Sau 1958, bến này chính thức được đặt tên là bên Ninh Kiều. Dân gian truyền tụng rằng xưa, tại Ninh Kiều vào nhũng đêm trăng sáng, thuyền bè tấp nập, tài tử giai nhân cùng nhau lĩnh xướng thơ ca, do vậy bến này còn gọi là bến Cầm Thi, cầm Thi đọc trại là Cầm Thơ, rồi sau trại ra thành cần Thơ, là tên của đất cần Thơ xưa nay vậy. Nay, Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố cần thơ. Theo Nghị định số 05/ 2004/ NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, quận Ninh Kiều được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội thành của thành phố Cần Thơ cũ gồm Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ). Quận Ninh Kiều có gần ba ngàn hecta diện tích tự nhiên (2.922.04ha) và 206.213 nhân khẩu (năm 2004).
Người Cần Thơ luôn tự hào với bến Ninh Kiều, nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng. Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông cần Thơ, gần trung tâm thành phố cần Thơ. Trên bến sông, thuyền bè luôn qua lại tấp nập, chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên bến Ninh Kiều là cảng cần Thơ, cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Thời gian đắp đổi khôn lường như dòng sông Hậu hiền hòa trôi xuôi. Ninh Kiều nay là niềm tự hào của dân cần Thơ, đây không chỉ là nơi các thương buôn tìm đến, mà còn là nơi các tao nhân mặc khách bao lần bịn rịn, lưu luyến bến Hàng Dương:
" Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ em về
Bấy lâu sông cạn biển thể
Phân tay mai trúc, dầm dề cuộc châu"
Thật chẳng quá lời nếu ta nói Ninh Kiều là một kho trái cây đầy ắp, bởi liền kề với bến sông lại là nơi tập trung những quả ngon, vật lạ của Nam Bộ như xoài tượng, xoài thanh ca, xoài giòn của Cao Lãnh, vú sữa trắng, quít đường của cần Thơ, măng cụt/ sầu riêng hay bưởi Biên Hòa, mít tố nữ Bà Rịa – Vũng Tàu, nhãn Bạc Liêu, cam mật Sa Đéc…Cần Thơ hôm nay có nhiều nét đổi thay, là một thành phố năng động, trẻ trung, Tây Đô, một danh xưng đầy tự hào của thành phố Cần Thơ, nay được đặt trong khu công nghiệp, bến Ninh Kiều vẫn từng ngày chung ánh ban mai, chung những buồn vui hay lo toan vất vả… từ đó, lời thơ, tiếng hát vẫn ngày ngày cất lên….:
Cần Thơ ngày tôi đến
Mưa nhạt nhòa phố sông
Đường mênh mông gió lộng
Tự hỏi người biết không?
Cần Thơ ngày anh xa
Có mắt ai lệ nhòa?
Có biết em chờ đợi
Dù một lần người qua?
Ai đi về Cần Thơ
Cho tôi hỏi bao giờ
Bước chân yêu chung nhịp
Trên Ninh Kiều mộng mơ?
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Bến Ninh Kiều – Bài làm số 3
Đã từ lâu, những con người Cần Thơ luôn tự hào và kiêu hãnh mỗi khi nhắc đến Ninh Kiều – nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng.
"Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân."
Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bên Bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ. Cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ.
Ngược dòng thời gian, Bến Ninh Kiều xưa được khai sinh là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ. Ninh Kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông. Việc giao thương mỗi ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần dần trở thành thắng cảnh du lịch của đất Tây Đô.
Con đường Hai Bà Trưng (hiện nay) trước đây là đường Lê Lợi, chạy dọc bờ sông Hậu cây cối sầm uất (thời Pháp cai trị đặt tên "Le quai de Commerce", nhân dân gọi là bến Hàng Dương hay là bến Lê Lợi). Năm 1958 bến sông và công viên nằm cạnh con đường Lê lợi được đặt tên bằng một trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn là Ninh Kiều.
Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng ra Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào. Ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la, không khí trong lành nhờ cơn gió từ dòng Hậu Giang đưa vào. tiên, thần mặt trời và thần mặt trăng. Đây là một trong những cổ tự nổi tiếng của Tiền Giang đồng thời cũng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đến bến Ninh Kiều, du khách còn có thể tham quan các nhà hàng thuỷ tạ, chợ nổi trên sông, vừa thưởng thức các món ăn đặc sản, vừa ngắm dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Bến Ninh Kiều – Bài làm số 4
Câu hát bâng khuâng đưa ta về một miền Nam Bộ, nơi có những thiên cảnh đã làm vướng bận bao tao nhân và mặc khách. Xứ xở ấy là của những con người hào phóng, các tài tử, giai nhân đất Cần Thơ. Còn những con người Cần Thơ, họ lại luôn tự hào và kiêu hãnh khi nhắc đến Ninh Kiều:
"Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân".
Ngược dòng thời gian, bến Ninh Kiều xưa được khai sinh là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ. Ninh Kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông. Công việc giao thương mỗi ngày thêm phần thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần trở thành một thắng cảnh của đất Tây Đô. Sau những năm 1958, bến này chính thức được đặt tên là bến Ninh Kiều. Phải chăng cái tên Cần Thơ cũng xuất phát từ bến sông này? Bởi theo như lời dân gian truyền tụng, xưa kia tại Ninh Kiều vào những đêm trăng sáng, thuyền bè tấp nập qua lại trên sông, khách tài tử, giai nhân đất Tây Đô thường cùng nhau lĩnh xướng thơ ca. Do vậy, bến còn có tên gọi là Cầm Thi, và chính tên gọi Cầm Thi được gọi trại ra thành tên của đất Cần Thơ bây giờ. Thời gian đắp đổi khôn lường, dòng sông cứ mải miết trôi ra biển cả, còn bến Ninh Kiều đã trở thành niềm tự hào của người dân đất Cần Thơ. Bởi Ninh Kiều là hình ảnh sinh động, là sự khởi nguồn của những vần thơ, để rồi không chỉ những thương nhân muôn ngả tìm về, mà khách văn chương cũng bao lần bịn rịn, lưu luyến bến Hàng Dương.
"Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ em về
Bấy lâu sông cạn biển kề
Phân tay mai trúc, dầm dề cuộc châu".
Dòng sông, bến nước, con thuyền bao đời nay vẫn thủy chung, gắn bó với con người nơi đây trong mối nhân duyên. Những con sóng vẫn ngày đêm vỗ nhịp thời gian, đưa con thuyền mải miết ngược xuôi theo dòng đời hối hả. Đâu chỉ là thi ca, nhạc, họa mà từ bến sông này, trên dòng sông này, những chuyến ngược xuôi đi về còn đảm nhận chức năng cao cả hơn, góp phần chuyển tải thông điệp văn hóa, văn minh để tạo nên sợi dây kết nối, bền chặt giữa Cần Thơ với mọi miền đất nước. Để du khách thập phương hôm nay có dịp tìm về chiêm ngưỡng thiên cảnh và thưởng thức những vật phẩm của vùng đất trù mật và phồn thịnh đã nổi tiếng bấy lâu nay "Cần Thơ gạo trắng nước trong".
Chợ nổi Cái Răng, bao nhiêu trái cây và nông thổ sản của một vùng đều được mang tới chợ, tất cả cùng trên các con thuyền, rập rình sông nước. Các "cây bẹo" được treo đầy hàng hóa, các loại quả, củ như: xoài, dứa, chôm chôm, cam, bưởi… Cũng như Bắc Kỳ, chợ là một nhu cầu giao lưu không thể thiếu, nhưng do đặc trưng địa hình và tập tục sinh hoạt nơi cư trú nên ở sông rạch miền Tây (và Tây Nam Bộ nói chung) người ta tổ chức mua bán ngay ở trên sông. Thật chẳng quá lời nếu ta nói Ninh Kiều là một kho trái cây đầy ắp, bởi liền kề với bến sông lại là nơi tập trung những quả ngon, vật lạ của Nam Bộ.
Đặc sản từng vùng, miền cùng có mặt ở nơi đây, xoài tượng, xoài thanh la, xoài giòn của Cao Lãnh, vú sữa trắng, quýt đường của Cần Thơ, măng cụt, sầu riêng, hay bưởi Biên Hòa, mít tố nữ Bà Rịa – Vũng Tàu, Nhãn Bạc Liêu, cam mật Xa Đéc… Mỗi loại có một hương vị riêng đặc biệt mà chỉ cần thưởng thức một lần nhưng ấn tượng về nó sẽ mãi không quên.
Ninh Kiều hướng ra nơi hợp lưu giữa 2 dòng Cần Thơ và sông Hậu. Còn Ninh Kiều hôm nay đã thành một công viên to đẹp, là danh thắng hấp dẫn khách thập phương. Về đây, thiên cảnh và nhân cảnh cùng hài hòa, man mác. Dòng sông, bến sông đã cùng con người bao đời nay tạo dựng Cần Thơ. Bên bến Ninh Kiều, thường là vào những đêm trăng sáng, người miền Tây vẫn tổ chức lĩnh xướng thi ca.
Thành phố Cần Thơ hôm nay, nhiều nét mới đổi thay là một thành phố năng động, trẻ trung, căng đầy sức sống. Giờ đây, Cần Thơ đang có dịp thể hiện và tự khẳng định mình trước những thử thách đổi mới đi lên của đất nước. Cảng Cần Thơ là đầu mối giao lưu quan trọng bậc nhất miền Tây, kết nối Cần Thơ với mọi miền Tổ quốc và bạn bè quốc tế. Thời gian kéo theo nhiều sự đổi thay, Tây Đô, một danh xưng, niềm tự hào của người Cần Thơ nay được đặt trong một khu công nghiệp, phải chăng, điều đó đã thể hiện sự lớn mạnh, phát huy giá trị truyền thống, xây dựng quê hương của những con người sông nước Cần Thơ.
Nằm bên con sông thơ thâm trầm sâu lắng, Bến Ninh Kiều bao đời nay đã gắn liền với những con người miền sông nước Cần Thơ. Từng ngày chung ánh ban mai, chung cả những nỗi buồn vui hay vất vả lo toan trong cuộc sống đời thường. Những lời ca về con người, về một vùng sông nước miền Tây vẫn cất lên từ bến Ninh Kiều.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Bến Ninh Kiều – Bài làm số 5
Bến Ninh Kiều, nằm trên hữu ngạn sông Hậu, chạy ngang thành phố Cần Thơ, bến Ninh Kiều luôn tấp nập tàu bè ngược xuôi, mang theo đầy ắp những sản vật ở đồng bằng sông Cửu Long. Với vị trí thuận lợi, kế bên cảng Cần Thơ và chợ Cần Thơ — đều là những trung tâm buôn bán lớn, bến Ninh Kiều đang ngày càng khẳng định mình trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Ở đây có hàng dương thẳng tắp chạy dọc theo đường lề bến, như những người lính dũng cảm đứng canh gác bất kể ngày đêm. Có lẽ vì những hàng dương này nên trứơc kia bến Ninh Kiều còn được nhân dân gọi là bến Hàng Dương. Đi ngược dòng lịch sử, khai sinh là một bến sông ở chợ Cần Thơ, bến Ninh Kiều ngày ấy tấp nập tàu thuyền qua lại và ngày càng tươi đẹp để trở thành thắng cảnh du lịch của đất Tây Đô năm nào. Sau này, bến đã được đổi tên thành bến Ninh Kiều để kỉ niệm chiến tích oai hùng của Lê Lợi.
Nơi đây có một vẻ đẹp riêng, một sắc thái riêng mà không nơi nào có được. Bên cạnh hàng dương cứng cáp là thảm cỏ mềm mại, xanh mướt, mọc len lỏi dưới những tấm xi măng trắng, trông rất đẹp mắt. Một hàng kiểng được cắt tỉa cẩn thận bởi những nghệ nhân tài hoa đứng ở đây như để tô điểm cho bến Ninh Kiều thêm xinh đẹp và tươi mát. Về đêm, những ngọn đèn tròn toả ánh sáng mờ ảo càng làm cho nơi đây đẹp lung linh hơn bội phần. Du khách có thể đi dạo trên lề đường dọc bờ sông vào buổi chiều. Làn gió thoang thoảng từ sông Hậu thổi vào cùng với tiếng rì rào của những cây dương như làm dịu mát tâm hồn con người sau một ngày dài mệt mỏi. Khi đã dạo một vòng quanh bờ sông, bạn có thể nghỉ chân tại những hàng ghế đá, ngắm nhìn hoàng hôn dần dần buông xuống và quan sát bến Ninh Kiều về đêm. Toàn bộ Ninh Kiều được thắp sáng bởi hàng ngàn ngọn đèn, như những vì sao sa xuống mặt nước, lấp lánh, toả sáng cả một góc trời….
Bến Ninh Kiều đẹp, mang màu xanh dịu dàng của cây lá, cùng với sự nổ lực của người dân, nơi đây đang ngày càng xinh đẹp hơn trong mắt người tham quan. Tại đây, bạn có thể có những tấm ảnh khá đẹp khi kết hợp giữa sông nước và cảnh vật sống động.Vào buổi sáng, đứng trên bến Ninh Kiều, du khách có thể thấy những dãy cù lao mập mờ cây lá, thanh tĩnh và yên bình. Những cảm xúc dường như đã bị lãng quên trong bộn bề của cuộc sống dường như trỗi dậy mạnh mẽ….
Đến bến Ninh Kiều, du khách còn có thể tham quan các nhà hàng thuỷ tạ, chợ nổi trên sông, tượng đài của Bác và thưởng thức các món ăn ngon đặc sản hấp dẫn.
Ngắm nhìn dòng sông Hậu Giang hiền hoà, thơ mộng trong một không gian sạch sẽ, khoáng đãng, tươi mát, bến Ninh Kiều luôn là điểm đến hấp dẫn và thú vị cho những người khách lạ phương xa.
Hồng Loan tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm:
- thuyết minh về bến ninh kiều
- thuyết minh bến ninh kiều
- bai van mau ta ve ben ninh kieu
- bài văn về cảnh đẹp ben ninh kieulớp 3
- thuyết minh về danh lam thắng cảnh hà nội language:vi
Bài viết liên quan
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chợ Bến Thành – Văn hay lớp 8
- Phân tích tác phẩm Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) – Văn hay lớp 8
- Phân tích tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) – Văn hay lớp 10
- Phân tích tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Văn hay lớp 9
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hà Tiên – Văn hay lớp 8
- Nghị luận xã hội về câu nói: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương – Văn hay lớp 12
- Đóng vai ông lão kể lại truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng – Văn hay lớp 6
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh: Chùa Hương – Văn hay lớp 10