Thuyết minh về Bến Nhà Rồng lớp 8 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu thuyết minh
Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về bến Nhà Rồng ở TPHCM nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có dàn ý và bài viết tham khảo Nếu như Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước thì thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố cực kì trẻ trung, năng động. Đến thăm ...
Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về bến Nhà Rồng ở TPHCM nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có dàn ý và bài viết tham khảo Nếu như Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước thì thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố cực kì trẻ trung, năng động. Đến thăm thành phố mang tên Bác, chúng ta không thể nào quên ghé thăm dinh Thống Nhất- công trình in đậm dấu ấn thời gian và lịch sử trọng đại của nước nhà, nhà thờ Đức Bà uy nghiêm, sừng sững, lộng lẫy mang đậm kiến trúc Pháp, chợ Bến Thành sầm uất, tấp nập được coi là biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh trong suốt hàng thập kỉ qua. Sẽ là một niềm hối tiếc nếu không nhắc đến bến Nhà Rồng - một địa điểm du lịch nổi tiếng khác gắn liền với tên tuổi của thành phố mang tên Bác. Bến Nhà Rồng không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kiến trúc mà còn in đậm dấu ấn lịch sử, gắn liền với một cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp hoạt động cách mạng vĩ đại của Hồ chủ tịch. Với đề bài thuyết minh về bến Nhà Rồng, bên cạnh tìm hiểu về những đặc điểm kiến trúc của di tích này, chúng ta cũng cần lưu ý đến giá trị lịch sử của nó. Hình ảnh bến Nhà Rồng hiện nay với cảnh quan rất đẹp DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ BẾN NHÀ RỒNG 1. MỞ BÀI Giới thiệu về bến Nhà Rồng 2. THÂN BÀI Vị trí Bến Nhà Rồng: là một thương cảng lớn của Sài Gòn, nằm trên sông Sài Gòn Kiến trúcNóc nhà gắn hình rồng Ở giữa là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo” Ban đầu được xây để làm nơi ở cho Tổng quản lí và là nơi bán vé tàu Giải thích tên gọi cái tên: Nhà Rồng Lịch sửLà nơi Bác Hồ lên đường ra đi tìm đường cứu nước Bảo tàng Hồ Chí Minh- bến Nhà Rồng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, giữ gìn những tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác 3. KẾT BÀI Khẳng định lại ý nghĩa của di tích bến Nhà Rồng Bến Nhà Rồng về đêm được chiếu sáng rực rỡ BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ BẾN NHÀ RỒNG Trong số rất nhiều những điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh, bến Nhà Rồng là địa điểm vừa mang kiến trúc độc đáo vừa in đậm dấu ấn lịch sử. Bến Nhà Rồng cũng là nơi gắn liền với con đường cách mạng, giải phóng dân tộc của Bác Hồ kính yêu, là một niềm tự hào của người dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và người Việt Nam nói chung Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí Minh đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1862, và ngôi nhà Rồng này được hoàn thành hơn hai năm sau đó, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do "Công ty vận tải đường biển" xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình "Đầu ngựa và chiếc mỏ neo". Đầu ngựa là do thời trước công ty này chuyên lãnh trở đường bộ với xe ngựa kéo, còn mỏ neo có ý nghĩa tượng trưng cho tàu thuyền. Cái tên “Nhà Rồng” có nhiều cách giải thích. Cách giải thích phổ biến nhất là vì nó có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà, có thuyết lại cho “Nhà Rồng” có nghĩa là Gia Long với nhà là Gia, rồng là Long. Người lớn tuổi gọi tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp Domergue đứng ra sáng lập. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyến giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, bến Nhà Rồng được cục đường biển Việt Nam quản lí, trở thành biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh. Bến Nhà Rồng còn gắn liền với một cột mốc, sự kiện lịch sử mang tính chất trọng đại của cả quốc gia, dân tộc. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Admiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng xin làm chân phụ bếp để có điều kiện sang các nước châu u tìm hiểu và học tập nền văn minh của họ, từ đó tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Bến Nhà Rồng từ đó như một địa điểm lưu giữ những hồi ức đẹp về Bác. Ngày 2/9/1979, trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người, Nhà Rồng đã mở cửa đón khách tham quan. Bảo tàng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là tập trung nhấn mạnh vào sự kiện ra đi tìm đường cứu nước và thể hiện mối quan hệ tình cảm của Bác Hồ với đồng bào, nhân dân Miền Nam. Không gian tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh ở lối sảnh chính. Trong bảo tàng còn trưng bày những bản Tuyên ngôn độc lập trong lịch sử Việt Nam: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt (năm 1077) ; “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi (năm 1428) và “Tuyên ngôn độc lập” của Bác Hồ (năm 1945). Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh của ngày hôm nay cũng là một địa chỉ văn hóa với nhiều hoạt động văn hóa - chính trị có ý nghĩa, gắn liền với cuộc sống. Bến Nhà Rồng là một địa chỉ, một di tích lịch sử đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh. Bến Nhà Rồng sẽ sống mãi trong trái tim con người Việt Nam như là nơi khởi đầu, gắn kiền với con đường giải phóng dân tộc của Bác Hồ. Đó là một dấu son chói lọi của thành phố Hồ Chí Minh, của lịch sử Việt Nam. Ngoài Bến Nhà Rồng thì còn khá nhiều bài văn thuyết minh về các địa danh, di tích lịch sử khác trong mục văn mẫu lớp 9
Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về bến Nhà Rồng ở TPHCM nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có dàn ý và bài viết tham khảoNếu như Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước thì thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố cực kì trẻ trung, năng động. Đến thăm thành phố mang tên Bác, chúng ta không thể nào quên ghé thăm dinh Thống Nhất- công trình in đậm dấu ấn thời gian và lịch sử trọng đại của nước nhà, nhà thờ Đức Bà uy nghiêm, sừng sững, lộng lẫy mang đậm kiến trúc Pháp, chợ Bến Thành sầm uất, tấp nập được coi là biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh trong suốt hàng thập kỉ qua. Sẽ là một niềm hối tiếc nếu không nhắc đến bến Nhà Rồng - một địa điểm du lịch nổi tiếng khác gắn liền với tên tuổi của thành phố mang tên Bác. Bến Nhà Rồng không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kiến trúc mà còn in đậm dấu ấn lịch sử, gắn liền với một cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp hoạt động cách mạng vĩ đại của Hồ chủ tịch. Với đề bài thuyết minh về bến Nhà Rồng, bên cạnh tìm hiểu về những đặc điểm kiến trúc của di tích này, chúng ta cũng cần lưu ý đến giá trị lịch sử của nó.
Hình ảnh bến Nhà Rồng hiện nay với cảnh quan rất đẹp
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ BẾN NHÀ RỒNG
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về bến Nhà Rồng
2. THÂN BÀI
Vị trí
Bến Nhà Rồng: là một thương cảng lớn của Sài Gòn, nằm trên sông Sài Gòn
Kiến trúc
- Nóc nhà gắn hình rồng
- Ở giữa là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”
- Ban đầu được xây để làm nơi ở cho Tổng quản lí và là nơi bán vé tàu
- Giải thích tên gọi cái tên: Nhà Rồng
Lịch sử
- Là nơi Bác Hồ lên đường ra đi tìm đường cứu nước
- Bảo tàng Hồ Chí Minh- bến Nhà Rồng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, giữ gìn những tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác
3. KẾT BÀI
Khẳng định lại ý nghĩa của di tích bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng về đêm được chiếu sáng rực rỡ
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ BẾN NHÀ RỒNG
Trong số rất nhiều những điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh, bến Nhà Rồng là địa điểm vừa mang kiến trúc độc đáo vừa in đậm dấu ấn lịch sử. Bến Nhà Rồng cũng là nơi gắn liền với con đường cách mạng, giải phóng dân tộc của Bác Hồ kính yêu, là một niềm tự hào của người dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và người Việt Nam nói chung
Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí Minh đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1862, và ngôi nhà Rồng này được hoàn thành hơn hai năm sau đó, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do "Công ty vận tải đường biển" xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình "Đầu ngựa và chiếc mỏ neo". Đầu ngựa là do thời trước công ty này chuyên lãnh trở đường bộ với xe ngựa kéo, còn mỏ neo có ý nghĩa tượng trưng cho tàu thuyền. Cái tên “Nhà Rồng” có nhiều cách giải thích. Cách giải thích phổ biến nhất là vì nó có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà, có thuyết lại cho “Nhà Rồng” có nghĩa là Gia Long với nhà là Gia, rồng là Long. Người lớn tuổi gọi tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp Domergue đứng ra sáng lập. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyến giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, bến Nhà Rồng được cục đường biển Việt Nam quản lí, trở thành biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh.
Bến Nhà Rồng còn gắn liền với một cột mốc, sự kiện lịch sử mang tính chất trọng đại của cả quốc gia, dân tộc. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Admiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng xin làm chân phụ bếp để có điều kiện sang các nước châu u tìm hiểu và học tập nền văn minh của họ, từ đó tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Bến Nhà Rồng từ đó như một địa điểm lưu giữ những hồi ức đẹp về Bác. Ngày 2/9/1979, trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người, Nhà Rồng đã mở cửa đón khách tham quan. Bảo tàng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là tập trung nhấn mạnh vào sự kiện ra đi tìm đường cứu nước và thể hiện mối quan hệ tình cảm của Bác Hồ với đồng bào, nhân dân Miền Nam. Không gian tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh ở lối sảnh chính. Trong bảo tàng còn trưng bày những bản Tuyên ngôn độc lập trong lịch sử Việt Nam: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt (năm 1077) ; “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi (năm 1428) và “Tuyên ngôn độc lập” của Bác Hồ (năm 1945). Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh của ngày hôm nay cũng là một địa chỉ văn hóa với nhiều hoạt động văn hóa - chính trị có ý nghĩa, gắn liền với cuộc sống.
Bến Nhà Rồng là một địa chỉ, một di tích lịch sử đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh. Bến Nhà Rồng sẽ sống mãi trong trái tim con người Việt Nam như là nơi khởi đầu, gắn kiền với con đường giải phóng dân tộc của Bác Hồ. Đó là một dấu son chói lọi của thành phố Hồ Chí Minh, của lịch sử Việt Nam.
Ngoài Bến Nhà Rồng thì còn khá nhiều bài văn thuyết minh về các địa danh, di tích lịch sử khác trong mục văn mẫu lớp 9