25/04/2018, 14:36

Thuyết minh một nhạc cụ dân tộc và một điệu ca dân tộc gắn liền với lễ hội, phong tục dân gian, Các bà then với bài hát và tiếng đàn...

Văn Thuyết Minh lớp 8 – Thuyết minh một nhạc cụ dân tộc và một điệu ca dân tộc gắn liền với lễ hội, phong tục dân gian. Các bà then với bài hát và tiếng đàn tính là hình ảnh vô cùng quan trọng trong sinh hoạt tâm linh cộng đồng của các dân tộc Tày, Nùng…ở Cao Bằng, Lạng Sơn …đặc biệt ...

Văn Thuyết Minh lớp 8 – Thuyết minh một nhạc cụ dân tộc và một điệu ca dân tộc gắn liền với lễ hội, phong tục dân gian. Các bà then với bài hát và tiếng đàn tính là hình ảnh vô cùng quan trọng trong sinh hoạt tâm linh cộng đồng của các dân tộc Tày, Nùng…ở Cao Bằng, Lạng Sơn …đặc biệt vào các lễ hội truyền thống trước và sau Tết âm lịch.

Lời hát then và cây đàn then trên vùng Cao – Lạng

Các bà then với bài hát và tiếng đàn tính là hình ảnh vô cùng quan trọng trong sinh hoạt tâm linh cộng đồng của các dân tộc Tày, Nùng…ở Cao Bằng, Lạng Sơn …đặc biệt vào các lễ hội truyền thống trước và sau Tết âm lịch.

Có thể đó là một đêm âm u huyền ảo giữa núi rừng, bà con dân bản tổ chức cúng trời đất hay cầu an giải hạn, cũng có thể là một buổi cúng âm hồn người mới mất được thanh thoát bình an trở về với tổ tiên; ta bắt gặp ở buổi lễ đó hình ảnh các thầy tào, các bà then trong dáng hình trang nghiêm, trong thần thái quyền năng, trong bộ lễ phục với nhiều màu sắc kì ảo.

Lễ vật có thể nhiều hay ít, nhưng phải có chén rượu, đĩa xôi và hương hoa, để rồi với cáu thần chú của thầy tào, tiếng hát của bà then sẽ đưa linh hồn con người đi qua từng cửa địa phủ, cửa thổ công… về thế giới hư huyền, siêu thoát. Trong những buổi lễ ấy, thầy tào tay cầm đoản tu (dao ngắn), có cán đồng hay cán bạc, cất tiếng trầm đục, lúc van xin thê thiết, lúc la thét quay cuồng, bóng hình chập chờn hư ảo trong ánh nến tờ mờ, trong khói hương trầm nghi ngút. Còn bà then với áo màu lễ phục, tóc vấn có khăn màu trùm đầu, tai đeo hoa vàng lấp lánh, cổ đeo vòng bạc to, các ngón tay phải đeo đầy nhẫn, môi đỏ tươi, đôi tay vừa cầm vừa nắn cây đàn tính, có bộ nhạc xóc để trước mặt, vừa gảy đàn vừa hát, vừa xóc nhạc khí.

Theo ngôn ngữ Tày, Nùng, then có nghĩa là Trời, cũng có thể hiểu là Tiên. Người miền xuôi gọi đàn then là đàn tính, người đàn bà vừa hát vừa gảy đàn tính gọi là bà then (Chưa hề có và thấy đàn ông hát then bao giờ!).

Bà then Mông Thị Sấm người Nùng Cháo, ngoài 70 tuổi, là một trong những bà then nổi tiếng nhất ở Lạng Sơn. Bà nhập môn từ năm 17 tuổi, đến năm nay (2010) vẫn đi hát theo lời mời tới những vùng xa xôi, có khi sang tận Vân Nam, Quảng Tây.. Trung Quốc.

Trong buổi lễ, tiếng hát then hoà cùng âm thanh tiếng đàn tính cất lên giữa đêm khuya thanh vắng nơi núi rừng, lúc nức nở khóc than, lúc reo vui tha thiết, khi tư sầu khổ, khi réo rắt đắm đuối… tưởng như đưa hồn người lênh đênh trở về tiên cảnh, làm cho người nghe vô cùng não nùng như chim vào ảo mộng.

Cây đàn then (đàn tính) là nhạc cụ linh thiêng. Đó là tiếng đàn Trời, đã gần le với đời sống tâm linh của các dân tộc Tày, Nùng qua hàng nghìn năm. Tiếng đàn hoà quyện với lời hát then từng bay lượn qua đêm trường, thấm sâu tới từng góc sâu nhất của tâm hồn, đưa con người trở về với hồi ức tổ tiên, mơ tới một thế giới dào dạt tình thương và không còn lo toan nghèo khổ nữa…

Cây đàn then chỉ có 3 dây, thân bằng vỏ bầu, cần dài, phía trên có chốt vặn mĩ xoè ra như bàn tay, như một chiếc lá, trống rất xinh. Bà then chỉ dùng máng tay để gảy.  Mười ngón tay của bà then uốn lượn, nắn vuốt một cách điệu nghệ, tạo nên âm thanh réo rắt, trầm bổng, du dương…

Cây đàn then gắn liền với cổ tích mà hầu như người Tày, người Nùng nào cũng biết cũng nhớ. Ngày xửa ngày xưa, nơi rừng xanh nọ, có một chàng trai tên là Xiẻn Cân tuy nghèo khổ nhưng siêng năng, hiền hậu. Chàng yêu tha thiết một cô gái xinh đẹp nhưng không có lễ vật và tiền của để cưới hỏi được người mình yêu. Bao nước mắt của chàng đã tuôn rơi thấm sâu vào 9 tầng đất, bao lời than của chàng đã run lên tận 9 tầng trời cao… Rồi tới một ngày, bà tiên trên thăm thẳm cao xanh xúc động, bay xuống. Bà liền cắt một bầu vú và một cánh tay của mình để tạo nên cây đàn tiên, cây đan ước vọng trao cho chàng trai và cô gái. Lúc đầu, cây đàn tiên có 12 dây, khi đánh lên, âm điệu huyền hoặc tới mức chim quên bay, thú quên chạy, suối ngừng trôi, vạn vật ngưng đọng theo tiếng đàn tiên. Thấy sự việc đã đi quá xa, Trời đã thu lại 9 giây, chỉ để lại 3 dây. Ba dây đàn thiêng tượng trưng cho ba con đường: Giương gian, Âm giới và Thượng giới mà mỗi kiếp người có thể đi qua…

Trải qua dâu bể cuộc đời, cây đàn tính và lời hát then đã gắn bó cùng đời sống tinh thần của các dân tộc Tày, Nùng… trên miền núi Cao – Lạng phía Bắc. Nó đã nhập hồn vào niềm vui, nỗi buồn, gian khổ và hạnh phúc, của hàng triệu con người nơi rừng thẳm, núi cao.

Núi muôn đời vẫn xanh, nước bao năm trường vẫn biếc, còn âm điệu câu hát then, tiếng đàn then vẫn ngân nga cùng nhịp bước đi lên của các dân tộc Tày, Nùng… chan hoà với bao mơ ước và hi vọng… như của Xiên Cân thuở nào.

pov-olga4

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0