Thương mại sgk địa lí 9
Thương mại sgk địa lí 9 1. Nội thương ...
Thương mại sgk địa lí 9
1. Nội thương
1. Nội thương
Nhờ vào những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới mà các hoạt động nội thương đã thay đổi căn bản. Cả nước là một thị trường thống nhất. Hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông. Hệ thống các chợ hoạt động tấp nập cả ở thành thị và nông thôn.
Các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân đã giúp cho nội thương phát triển mạnh mẽ.
Quy mô dân số, sức mua của nhân dân tăng lên và sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác đã tạo nên mức độ tập trung khác nhau của các hoạt động thương mại giưã các vùng trong nước.
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. Ở đây có các chợ lớn, các trung tâm thương mại lớn, các siêu thị,... Đặc biệt, các dịch vụ tư vấn, tài chính, các dịch vụ sản xuất và đầu tư nói chung đã làm nổi bật hơn nữa vai trò và vị trí của hai trung tâm này.
2. Ngoại thương
Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta. Nền kinh tế càng phát triển và mở cửa thì hoạt động ngoại thương càng quan trọng, có tác dụng trong việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao và cải thiện đời sống nhân dân.
Nước ta cùng đang nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu. Phần nhập khẩu lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ.
Hiện nay, nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a và vùng lãnh thổ như Đài Loan. Thị trường châu Âu và Bắc Mĩ ngày càng tiêu thụ nhiều hàng hoá của Việt Nam.