27/03/2018, 23:42

Thực trạng các phòng thí nghiệm tại Anh khi vô tình tạo ra một "thành phố chuột"

Một phòng thí nghiệm tại Anh đã vô tình để chuột sinh sản quá nhiều, với số lượng tương đương cả một thành phố. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Anh mới đây, một phòng thí nghiệm giấu tên tại Anh Quốc đã vô tình tạo ra một số lượng chuột khổng lồ - tương đương với dân số tại thành phố York. Nói cách ...

Một phòng thí nghiệm tại Anh đã vô tình để chuột sinh sản quá nhiều, với số lượng tương đương cả một thành phố.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Anh mới đây, một phòng thí nghiệm giấu tên tại Anh Quốc đã vô tình tạo ra một số lượng chuột khổng lồ - tương đương với dân số tại thành phố York. Nói cách khác, giới khoa học đã vô tình tạo ra một "thành phố chuột".

Cụ thể, phòng thí nghiệm này đã nhân giống tới 180.000 con chuột để làm thí nghiệm - lớn hơn so với con số có trong giấy phép, đồng thời thực hiện những thí nghiệm chưa được cấp phép trên chúng. Vậy mà, thứ họ nhận được chỉ là một lá thư khiển trách của các nhà quản lý.

Trên thực tế, chuột là vật thể thí nghiệm phổ biến nhất
Trên thực tế, chuột là vật thể thí nghiệm phổ biến nhất.

Theo giới chuyên gia nhận định, sự việc này là hồi chuông cảnh báo cho thực trạng tương tự tại rất nhiều phòng thí nghiệm quanh Anh Quốc.

Được biết, phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm cho "thành phố chuột" vốn chỉ được cấp phép kiểm soát khoảng 127.600 con chuột. Thế nhưng, con số thực tế lên tới 179.546, lớn hơn quá nhiều.

Các nhà khoa học làm việc tại đây cho rằng, lỗi xảy ra khi số lượng chuột được lưu tại quá nhiều database khác nhau. Tuy nhiên, một vấn đề khác trong bản báo cáo cần được quan tâm hơn, đó là số phận của những con chuột thí nghiệm.

Theo đó, những cá thể sau thí nghiệm bị bỏ lại trong lồng phục hồi mà không có đồ ăn hay nước uống. Nhiều con chết vì không được ăn đúng cách, hoặc bị ngộp thở vì lỗ thông khí bị hỏng.

Jan Creamer - chủ tịch Hội chống giải phẫu sinh thể Quốc gia chia sẻ: "Việc không thể đem lại sự chăm sóc cơ bản cho các sinh vật thí nghiệm thực sự rất kinh khủng, và khiến ta phải đặt ra câu hỏi về tính chất của các thí nghiệm ấy".

"Nếu có thể sử dụng phương pháp tiên tiến hơn mà không cần các loài vật, chúng ta có thể loại bỏ những câu hỏi ấy, đồng thời mang lại những kết quả tốt hơn".

Chuột đang bị mang ra làm thí nghiệm, nhưng trong điều kiện đáng lo ngại.
Chuột đang bị mang ra làm thí nghiệm, nhưng trong điều kiện đáng lo ngại.

Trên thực tế, chuột là vật thể thí nghiệm phổ biến nhất, chiếm 60% trong tổng số 2 triệu loài vật được khoa học sử dụng mỗi năm. Chúng được dùng trong các dự án nghiên cứu thuốc chữa cho con người - bao gồm cả những bệnh hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường và Alzheimer.

Lý do chuột được sử dụng nhiều là vì chúng nhỏ bé, nhưng lại có sức thích nghi tốt. Chúng cũng sinh sản rất nhanh, khi một bà mẹ chuột có thể cho ra tới 40 chuột con mỗi năm. Đồng thời, chuột còn là loài vật có bộ gene rất gần gũi với con người.

Nhưng tất nhiên, việc thí nghiệm trên động vật khiến cho các nhà hoạt động xã hội không thể đứng nhìn. PETA (Tổ chức bảo vệ động vật) đã kêu gọi chính phủ và giới khoa học "ngưng đầu tư vào các thí nghiệm phi nhân tính với động vật" - cá biệt là với chuột.

Baroness William - Bộ trưởng Bộ Nội vụ đồng tình: "Việc sử dụng động vật có vai trò quan trọng cho sự phát triển của khoa học. Nhưng để làm được, chúng ta phải giữ tất cả trong phạm vi kiểm soát, và chỉ sử dụng động vật khi không còn phương án nào khác thay thế."

"Khi sử dụng động vật, chúng ta phải áp dụng triệt để quy tắc 3R - replacement (thay thế), reduction (giảm số lượng), và refine (sàng lọc) - đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn phúc lợi cho động vật phù hợp cần được đáp ứng".

"Tôi cam kết sẽ duy trì những quy định nghiêm khắc về sử dụng động vật trong khoa học".

0