Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước
Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước Theo Luật 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi Hướng dẫn thủ tục đăng ký nuôi con nuôi như sau: 1. Đối tượng giải quyết: 1.1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều ...
Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước
Hướng dẫn thủ tục đăng ký nuôi con nuôi như sau:
1. Đối tượng giải quyết:
1.1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
+ Có tư cách đạo đức tốt.
- Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định.
1.2. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi:
+ Trẻ em dưới 16 tuổi;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
* Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
* Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Đăng ký nhu cầu nhận nuôi con nuôi:
Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp sẽ giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết.
4. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi lập thành 01 bộ, gồm những giấy tờ sau:
4.1. Hồ sơ của người nhận con nuôi:
- Tờ khai đăng ký việc nhận con nuôi (theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định).
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: nếu người xin nhận con nuôi là vợ chồng, thì phải có bản sao giấy chứng nhận kết hôn; nếu người xin nhận con nuôi là người độc thân, thì phải có văn bản xác nhận về tình trạng độc thân do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú cấp; nếu người đó đã ly hôn, thì phải có bản sao Bản án/Quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án; nếu người đó có vợ/chồng chết, thì phải có bản sao Giấy chứng tử của người chết;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp và văn bản xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp người xin nhận con nuôi thuộc diện được miễn các điều kiện này theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi.
- Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước chỉ có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
4.2. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi
- Bản sao Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng không chụp quá 06 tháng;
- Tùy từng trường hợp cụ thể mà phải có giấy tờ sau:
+ Biên bản do Ủy ban nhân dân xã hoặc Công an xã lập đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi;
+ Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đã chết đối với trẻ em mồ côi;
+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất tích đối với trường hợp trẻ em có cha, mẹ đẻ bị mất tích hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp trẻ em có cha đẻ, mẹ đẻ bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
5. Thời hạn giải quyết:
- 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Lệ phí:
- 400.000 đồng.
- Miễn lệ phí đối với các trường hợp sau đây:
+ Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi.
+ Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
+ Nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi.
7. Thông tin lưu ý:
7.1. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em có trách nhiệm lập hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi trong trường hợp trẻ em đang sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm lập hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi nếu trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng.
7.2. Hồ sơ của người nhận con nuôi và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi phải được lập cùng thành 01 bộ và do người nhận con nuôi trực tiếp nộp tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi trẻ em cư trú hoặc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi người xin nhận con nuôi cư trú (trong trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được làm con nuôi).
7.3. Các hành vi bị cấm khi nhận nuôi con nuôi:
a) Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
b) Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
c) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
d) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
e) Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
f) Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
g) Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
8. Biểu mẫu:
- Tờ khai đăng ký việc nhận con nuôi.
- Tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi.
- Báo cáo tình hình phát triển của trẻ em trong nước.
(Nhấn nút Tải về để tải các biểu mẫu này)
9. Căn cứ pháp lý:
- Luật 52/2010/QH12 về Nuôi con nuôi;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 về việc ban hành và hướng dẫn chi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
(kích vào nút Tải về để tải các căn cứ pháp lý này)
Biểu mẫu tờ khai đăng ký việc nhận con nuôi:
Mẫu STP/HT-2008-TKNCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC NHẬN CON NUÔI
Kính gửi: ....................................................................................................................................
Chúng tôi (Tôi) là:
Ông |
Bà | |
Họ và tên | ||
Năm sinh | ||
Nơi sinh | ||
Dân tộc | ||
Quốc tịch | ||
Quê quán | ||
Nơi thường trú/tạm trú | ||
Số Giấy CMND/Hộ chiếu |
Có nguyện vọng nhận trẻ em có tên dưới đây làm con nuôi:
Họ và tên: ..................................................................................... Giới tính: ...................
Ngày, tháng, năm sinh: ....................................................................................................
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Dân tộc: …………………………...………….. Quốc tịch: ……………………………...
Quê quán: ………………....…………………………...……………………………......
Nơi thường trú/tạm trú: ……………………………………………………………….....
Họ và tên; nơi thường trú/tạm trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng: ...............
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Lý do nhận trẻ em làm con nuôi: .................................................................................
...........................................................................................................................................
Chúng tôi cam đoan việc nhận con nuôi trên đây là hoàn toàn tự nguyện, việc nhận con nuôi không vi phạm quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhận con nuôi của mình.
Đề nghị Ủy ban nhân dân đăng ký.
Ngày ......... tháng ........ năm .......
Người nhận con nuôi (1)
Xác nhận của UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi (2) Ông/Bà …...……….…………………………. có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Ngày ........... tháng ........ năm .............
|
Ý kiến của người được nhận làm con nuôi (nếu con nuôi đủ 9 tuổi trở lên) |
Chú thích:
(1) Nếu người nhận con nuôi là hai vợ chồng, thì phải có chữ ký của cả hai vợ chồng;
(2) Chỉ cần thiết trong trường hợp nơi đăng ký việc nuôi con nuôi khác với nơi thường trú/tạm trú của người nhận con nuôi.