14/01/2018, 00:57

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho doanh nghiệp mới nhất năm 2015

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho doanh nghiệp mới nhất năm 2015 Hướng dẫn cách đăng ký BHXH, BHYT Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho doanh nghiệp Vấn đề bảo hiểm y tế ...

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho doanh nghiệp mới nhất năm 2015

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho doanh nghiệp

Vấn đề bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) là vấn đề quan tâm của không chỉ riêng người lao động, mà còn là các doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp không đóng BHYT, BHXH cho người lao động làm việc tại đơn vị mình hiện nay sẽ bị xử phạt hành chính (hay nói cách khác là hình thức phạt tiền). Tuy nhiên, trong tương lai, việc trốn không đóng BHYT, BHXH cho người lao động có thể sẽ bị phạt tù.

Dưới đây là hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục đăng ký BHYT, BHXH và thủ tục với các trường hợp phát sinh khi tham gia BHYT, BHXH dành cho doanh nghiệp mới nhất 2015. Các doanh nghiệp cần lưu ý để không bị phạt.

Mức hưởng Bảo hiểm y tế đúng tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến

Tìm hiểu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

I. Hồ sơ: 01 bộ

Trường hợp Hồ sơ NSDLĐ cần chuẩn bị Hồ sơ NLĐ cần chuẩn bị
Đối với đơn vị đăng ký tham gia lần đầu, đơn vị di chuyển từ thành phố, tỉnh khác đến.
  • Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động.
  • 01 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
  • Đối với đơn vị đăng ký đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần: văn bản đăng ký phương thức đóng của đơn vị (mẫu D01-TS), kèm theo: Phương án sản xuất, kinh doanh của đơn vị; Phương thức trả lương cho người lao động
  • Tờ khai tham gia BHXH, BHYT" (Mẫu số TK1-TS).
  • Tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT" (Mẫu số TK2-TS).
Báo tăng lao động.
  • 01 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
 

Báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH đối với các trường hợp ngừng việc.

Bao gồm các trường hợp người lao động di chuyển nơi tham gia BHXH, BHYT; ngừng việc, chuyển công tác, nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHTN.

  • 01 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
  • Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.
  • Sổ BHXH.

Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).

Thay đổi lao động, mức đóng và xác nhận sổ BHXH đối với đơn vị thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu, sáp nhập.
  • 01 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
  • Sổ BHXH.
Giải quyết ngừng đóng đối với đơn vị bị giải thể, phá sản, di chuyển khỏi địa bàn.
  • Bản sao quyết định hoặc văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.
  • 01 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
  • Sổ BHXH.
  • Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).
Thay đổi tiền lương, tiền công, phụ cấp đóng BHXH, chức vụ, chức danh nghề, điều kiện công việc, nơi làm việc, mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH.
  • 01 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
  • Bản sao quyết định về tiền lương hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc tương ứng thời gian đề nghị điều chỉnh.
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và không hưởng tiền lương, tiền công tháng.
  • 01 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
 

II. Thủ tục

Người lao động Đơn vị sử dụng lao động
- Lập và kê khai đầy đủ hồ sơ. - Hướng dẫn người tham gia BHXH, BHYT kê khai tờ khai; kiểm tra, đối chiếu và ký trong tờ khai của người lao động.

- Nộp hồ sơ:

  • Người lao động cùng đóng BHXH, BHYT, BHTN, kể cả trường hợp đăng ký tham gia BHYT cho thân nhân: nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động.
  • Người lao động có thời gian công tác trước năm 1995 nộp hồ sơ cho đơn vị quản lý cuối cùng, trường hợp đơn vị đã giải thể thì nộp hồ sơ cho đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp.
  • Thân nhân người lao động chết nộp hồ sơ thông qua đơn vị nơi người lao động làm việc đến khi ngừng việc hoặc nộp trực tiếp cho BHXH huyện nơi cư trú.
  • Đối tượng theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH nộp thông qua UBND xã nơi đã làm việc hoặc đơn vị nơi đang công tác.

- Nộp hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng:

  • Trường hợp giao dịch hồ sơ điện tử, thực hiện kê khai và chuyển hồ sơ theo quy định về giao dịch điện tử.
  • Trường hợp trao đổi, đối chiếu thông tin qua mạng internet thì lập hồ sơ theo quy định trên mỗi tháng một lần để chuyển cho cơ quan BHXH".

- Cấp mới sổ BHXH: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT.

Hàng năm, người lao động tham gia BHXH nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của năm trước do cơ quan BHXH gửi đến; kiểm tra, đối chiếu kết quả đóng BHXH, BHYT ghi trên Thông báo với tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT mức đóng và số tiền đã đóng BHXH, BHYT.

Trường hợp có thắc mắc thì kiến nghị thủ trưởng đơn vị làm rõ. Nếu sau đó vẫn có vướng mắc thì gửi đơn (mẫu D01-TS) đến cơ quan BHXH để được hướng dẫn.

- Chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN theo đúng thời hạn và phương thức đã đăng ký với cơ quan BHXH.

Quá thời hạn mà chưa đóng hay đóng thiếu, sẽ phải đóng số tiền chưa đóng và tiền lãi chậm nộp.

Trường hợp không chuyển đủ tiền, cơ quan BHXH phân bổ số tiền đóng theo thứ tự tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 134/2011/TT-BTC.

 

Nhận sổ BHXH, thẻ BHYT từ cơ quan BHXH và trả kịp thời cho người lao động.

  • Trường hợp có lao động giảm hay thay đổi thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN thì đơn vị nộp hồ sơ quy định trên để cơ quan BHXH xác định số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.
  • Nếu NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng, không hưởng lương và không phải đóng BHXH, NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hay nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì đơn vị và NLĐ không phải đóng BHXH, BHYT.

Nếu NLĐ ngừng việc, nghỉ việc, di chuyển, phải thu hồi thẻ BHYT còn hạn dùng nộp cho cơ quan BHXH để giảm trừ số phải đóng BHYT tương ứng thời hạn còn lại của thẻ.

 

- Hằng tháng, nhận Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT tháng trước (mẫu C12-TS) do cơ quan BHXH gửi đến; kiểm tra, đối chiếu, nếu phát hiện sai sót thì phối hợp với cơ quan BHXH để xử lý.

* Trước khi thẻ BHYT hết thời hạn sử dụng ít nhất 30 ngày, đơn vị gửi văn bản đề nghị cấp thẻ BHYT kỳ tiếp theo (mẫu D01b-TS) đến cơ quan BHXH.

  Xuất trình bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, các quyết định tiếp nhận, thuyên chuyển, quyết định về tiền lương hoặc các hồ sơ, giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan BHXH trong trường hợp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, BHYT có những chỉ tiêu, nội dung chưa đúng quy định của pháp luật.
0