Thử nghiệm kỳ lạ: Ngâm tay trong băng nóng
Nếu bạn từng ấn tượng với sự kỳ diệu của các túi chườm, vốn nóng lên khi bạn bẻ gập chúng, đoạn video của một nhà khoa học Canada sẽ có thể khiến bạn ngạc nhiên. Một nhà khoa học ẩn danh đến từ Đại học Toronto (Canada) đã cho quay cảnh dìm bàn tay vào một bình natri axêtat tan chảy hay còn ...
Nếu bạn từng ấn tượng với sự kỳ diệu của các túi chườm, vốn nóng lên khi bạn bẻ gập chúng, đoạn video của một nhà khoa học Canada sẽ có thể khiến bạn ngạc nhiên.
Một nhà khoa học ẩn danh đến từ Đại học Toronto (Canada) đã cho quay cảnh dìm bàn tay vào một bình natri axêtat tan chảy hay còn gọi là "băng nóng", khiến nó kết tủa quanh các ngón tay của ông.
Trong một vài giây, các ngón tay của người đàn ông đã bị bao phủ trong một lớp băng dày. Tuy nhiên, thay vì cảm thấy lạnh, nhà khoa học lý giải rằng, bàn tay của ông thực sự rất ấm, giống như được nhúng trong một bồn nước nóng.
Cuối cùng, bàn tay của nhà khoa học nằm lọt thỏm trong một khối băng bao bọc, nhưng ông có thể phá vỡ nó vì các tinh thể băng vẫn còn mềm, giống như kem.
Giải thích về quá trình trên, nhà khoa học giấu tên nói, hiệu ứng xuất hiện do chất đóng băng không phải là "đá" làm từ nước như thông thường. "Băng nóng" được tạo ra nhờ sử dụng natri axêtat, muối tạo thành từ phản ứng giữa natri bicácbonnát hay thuốc muối với axit axetic hoặc giấm.
Trong các phản ứng, natri axêtat dường như đóng băng giống "đá" khi dung dịch lạnh chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. Quá trình này tỏa nhiệt, đồng nghĩa với việc cấu trúc rắn đủ ấm để chạm vào.
Các dung dịch natri axêtat đang được sử dụng trong một số loại túi chườm nóng nhất định. Khi một nút kim loại được ấn vào bên trong của túi chất dẻo chứa dung dịch, nó giải phóng các hóa chất làm khởi phát phản ứng. Điều này khiến dung dịch kết tinh và phản ứng này sản sinh nhiệt nóng.