12/01/2018, 16:40

Thời kỳ 1930 - 1945 : Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng

Thời kỳ 1930 - 1945 : Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng Vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Quốc tế Cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng "tả". Khuynh hướng này đã trực tiếp tác động vào phong trào cách mạng Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất là những ...

Thời kỳ 1930 - 1945 : Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng

Vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Quốc tế Cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng "tả". Khuynh hướng này đã trực tiếp tác động vào phong trào cách mạng Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất là những quyết định được đưa ra trong Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản

 Vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Quốc tế Cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng "tả". Khuynh hướng này đã trực tiếp tác động vào phong trào cách mạng Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất là những quyết định được đưa ra trong Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930  tại Hương Cảng (Trung Quốc) theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản Hội nghị cho rằng, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 vì chưa nhận thức đúng nên đặt tên Đảng sai và quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương ; chỉ trích và phê phán đường lối của Nguyễn Ái Quốc đưa ra trong Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã phạm những sai lầm chính trị rất "nguy hiểm", vì "chỉ lo đến việc phản đế, mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu". Do đó Ban Chấp hành Trung ương đã ra nghị quyết "thu tiêu Chánh cương, Sách lược của Đảng" và phải dựa vào các nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, chính sách và kế hoạch của Đảng"làm căn bổn mà chỉnh đốn nội bộ, làm cho Đảng  Bônsêvích hóa" .

Trên cơ sở xác định chính xác con đường cần phải đi của cách mạng Việt nam. Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, về cách mạng giai phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản, chống lại những biểu hiện "tả" khuynh và biệt phái trong Đảng.

Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của Người là đúng.

Tháng 7-1935. Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã phê phán khuynh hướng "tả" trong phong trào cộng sản quốc tế, chủ trương mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất vì hòa bình, chống chủ nghĩa phátxít Đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đại hội VII bác bỏ luận điểm "tả" khuynh trước đây về chủ trương làm "cách mạng công nông", thành lập "chính phủ Xôviết"... Sự chuyển hướng đấu tranh của Quốc tế Cộng sản đã chứng tỏ quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng Việt Nam, về mặt trận dân tộc thống nhất, về việc tập trung mũi nhọn và chống chủ nghĩa đế quốc là hoàn toàn đúng đắn. Trên quan điểm đó năm 1936. Đảng ta đã đề ra chính sách mới, phê phán những biểu hiện "tả" khuynh, cô độc, biệt phái trước đây.

Như vậy, sau quá trình thực hành cách mạng, cọ xát với thực tiễn, vấn đề phân hóa kẻ thù, tranh thủ đồng minh... đã trở lại với Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc. Đó cũng là cơ sở để Đảng ta chuyển hướng đấu tranh trong thời kỳ 1936-1939 thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (từ tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) và từ năm 1939 đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Trước khi về nước, trong thời gian còn hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn luôn theo dõi tình hình trong nước, kịp thời có những chỉ đạo để cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên. Người viết tám điểm xác định đường lối, chủ trương cho cách mạng Đông Dương trong thời kỳ 1936-1939. Khi tình hình thế giới có những biến động mới, Người đã chủ động đề nghị Quốc tế Cộng sản cho về nước hoạt động. Người yêu cầu "Đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng".

Được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, Nguyễn Ái Quốc từ Mátxcơva về Trung Quốc (tháng 10-1938). Tại đây Người đã có những quan điểm chỉ đạo sát hợp gửi cho các đồng chí lãnh đạo trong nước. Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám (từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941) họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Những quan điểm và đường lối đúng đắn, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa ra và thông qua trong Hội nghị này có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh các quyền cơ bản của các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bản Tuyên ngôn nêu rõ : "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"[1], "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"2.

Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự do gắn với phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị cốt lõi, vốn đã được Hồ Chí Minh phác thảo lần đầu trong Cương lĩnh của Đảng năm 1930, nay trở thành hiện thực cách mạng, đồng thời trở thành chân lý của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc ta.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lênin được vận dụng, phát triển sát đúng với hoàn cảnh Việt Nam là thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh.

 

0