Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1
Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1 Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài Thời hạn nộp lệ phí môn bài 2017 Ngày 04/10/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn ...
Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1
Thời hạn nộp lệ phí môn bài 2017
Ngày 04/10/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài. Theo đó, mức thu lệ phí môn bài được quy định mới sẽ tăng lên đáng kể từ ngày 01/01/2017. VnDoc.com xin lưu ý tới các bạn về thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1. Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn và thời hạn nộp.
Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài
Nhiều điểm mới về lệ phí môn bài năm 2017
7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài
Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 điều chỉnh một số điểm về lệ phí môn bài so với những quy định trước đó. Nghị định này rút gọn bậc thu phí và quy định 7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài.
Nghị định đã chỉ rõ 7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ cho các ngành nghề này phát triển SXKD.
Theo đó, Nghị định đã chỉ rõ đối tượng nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) hàng hóa, dịch vụ thuộc 7 nhóm: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; các đơn vị sự nghiệp; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức khác hoạt động SXKD; chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của 5 nhóm đối tượng nêu trên; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động SXKD.
7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài
Thông tư 42/2003/TT-BTC quy định giảm 50% mức thuế môn bài đối với các trường hợp: hộ đánh bắt hải sản; các quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu... của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi.
Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ cho các ngành nghề trên phát triển SXKD, Chính phủ đã quy định miễn phí môn bài đối với các trường hợp trên.
Theo đó, Nghị định 139/2016/NĐ-CP đã chỉ rõ 7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài gồm: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động SXKD có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động SXKD không thường xuyên; không có địa điểm cố định; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối; tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; điểm bưu điện văn hóa xã; các cơ quan báo chí; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp; và quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi.
Rút gọn bậc nộp phí
Đối với tổ chức hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ, mức thu phí môn bài được rút gọn lại còn 3 bậc (trước đây quy định 4 bậc).
Bậc thứ nhất là những đơn vị SXKD có vốn điều lệ (hoặc vốn đầu tư) trên 10 tỷ đồng phải đóng mức lệ phí môn bài/năm là 3 triệu đồng, bậc thứ hai từ 10 tỷ đồng trở xuống, lệ phí môn bài/năm là 2 triệu đồng, bậc thứ ba và cũng là điểm mới của Nghị định là quy định các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đơn vị sự nghiệp, các tổ chức khác, lệ phí môn bài/năm là 1 triệu đồng.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nghị định cũng nêu rõ, khi các tổ chức này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Đối với cá nhân, hộ gia đình có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ, trước đây, Nghị định 75/2002/NĐ-CP và Thông tư 42/2003/TT-BTC quy định 6 bậc môn bài và được tính dựa theo thu nhập hàng tháng. Quy định mới tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP giảm còn 3 bậc môn bài và được tính dựa theo doanh thu năm.
Theo đó, bậc thứ nhất đối với cá nhân, hộ gia đình SXKD có mức doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì mức nộp lệ phí môn bài là 1 triệu đồng, bậc thứ hai doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm thì mức nộp lệ phí môn bài là 500 nghìn đồng, bậc thứ ba doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm thì mức nộp lệ phí môn bài là 300 nghìn đồng, doanh thu dưới 100 triệu đồng/ năm được miễn nộp lệ phí.
Khuyến khích khai nộp lệ phí môn bài
Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình SXKD hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình SXKD nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
Ngoài ra, việc khai lệ phí môn bài được thực hiện một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động SXKD.
Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động SXKD thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.
Đồng thời, Nghị định mới cũng chỉ rõ thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm. Trường hợp người nộp phí mới ra hoạt động hoặc mới thành lập thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.
Những điểm mới của Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 sẽ khắc phục được những vướng mắc của Nghị định về thuế môn bài hiện hành, góp phần tăng cường hiệu quả và minh bạch hóa hoạt động quản lý Nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích thu hút đầu tư.