20/08/2018, 22:53

Thời gian và không gian trong lịch sử Việt Nam

TS Nguyễn Bê Đất nước ta có đến vài nghìn năm lịch sử trải dài trên vùng không gian rộng lớn từ tỉnh Quảng Đông Trung Quốc thời nhà nước Lĩnh Nam của Hai Bà Trưng đến mũi Cà Mau, Hà Tiên, Phú Quốc thời các Chúa Nguyễn. Do thời gian kéo dài trên một không gian rộng nên việc nghiên cứu và ...

TS Nguyễn Bê

Đất nước ta có đến vài nghìn năm lịch sử trải dài trên vùng không gian rộng lớn từ tỉnh Quảng Đông Trung Quốc thời nhà nước Lĩnh Nam của Hai Bà Trưng đến mũi Cà Mau, Hà Tiên, Phú Quốc thời các Chúa Nguyễn. Do thời gian kéo dài trên một không gian rộng nên việc nghiên cứu và truyền đạt lịch sử cho thế hệ mai sau gặp nhiều khó khăn nếu chúng ta vẫn giữ nguyên lối dạy lạc hậu kèm theo cách nhìn lịch sử thiếu khách quan.

 Người ta mãi đi tìm nhiều giải pháp cho việc giảng dạy môn này như gần đây đưa vào dạy tích hợp? nhưng xem ra người học cũng phát chán. Kết quả môn thi lịch sử làm mọi người đau lòng; không hiểu vài năm nữa có bao nhiêu học sinh mù tịt lịch sử nước nhà. Họa mất nước cận kề nếu con cháu chúng ta chỉ biết mù mờ hoặc nhầm lẫn từ vị  anh hùng này sang vị kia, từ cột mốc lịch sử này sang cột mốc khác.

Trở lại với việc nghiên cứu và truyền đạt kiến thức môn lịch sử, thiết nghĩ hai yếu tố quan trọng nhất trong một hay nhiều sự kiện lịch sử được mô tả là yếu tố thời gian không gian. Hầu hết lịch sử được mô tả theo thời gian từ thời thượng cổ cho đến thời hiện tại; còn không gian sẽ không theo quy luật nào nên việc sắp xếp thời gian trên trục thời gian dễ làm cho người đọc có thể nhớ được những thời điểm quan trọng, còn không gian phải nhờ đến hình ảnh trên bản đồ nhưng được sắp đặt hợp lý để người đọc dễ hình dung.

Bài viết thử đưa ra một cách sắp xếp các sự kiện trên trục thời gian và không gian dựa vào hình ảnh bản đồ được sắp xếp theo các sự kiện thích hợp. Một số hình ảnh được lấy từ “Tóm tắt lịch sử Việt Nam” của chính tác giả đăng trên “Nghiên cứu lịch sử” tháng 7/2018. 

1 . Thời gian

  1. Trục thời gian: được biểu diễn trên hình I.1với hai lưu ý sau:

1.png

– Không có năm “Sau Tây lịch” hoặc “Sau Công nguyên”. Trước Tây lịch hoặc trước Công nguyên  được ký hiệu BC (Before Chris).

– Không có năm mang số không nghĩa là kế tiếp 1BC là 1

  1. Biểu diễn nhiều sự kiện trên trục thời gian

Biểu diễn các giai đoạn trong lịch sử Việt Nam (LSVN) trên hình I.2

2.png

Các danh xưng trong LSVN được mô tả hình I.3. Danh xưng được sắp xếp theo từng triều đại.

3.png

Danh xưng Xích Quỷ thời Tiền sử còn nhiều tranh cải. Xem lại Đại Việt sử ký và Đại Việt sử ký toàn thư ta nhận thấy điều tranh cải hoàn toàn có lý .

  1. Biểu diễn một sự kiện trên trục thời gian

Dùng cách biểu diễn này để so sánh các sự kiện cùng tính chất trên trục thời gian (hình I.4) hoặc mô tả nhiều sự kiện diễn ra đồng thời (hình I.5)

5.png

– Đại Việt sử ký (ĐVSK) ban đầu được Lê Văn Hưu biên soạn từ đầu thời Triệu Đà đến cuối nhà Lý, hoàn thành năm 1272.

– ĐVSK được Phan Phu Tiên biên soạn thêm thời nhà Trần và cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

– Đại Việt sử ký toàn thư (TT) được Ngô Sĩ Liên biên soạn thêm thời Hồng Bàng 2879BC đến 207BC. Đây là điều tranh cải về nhà nước Xích Quỷ như đã nêu.

Danh xưng ĐẠI VIỆT được sử dụng từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn: Nhà Lý, Trần: 1054 đến 1400; Nhà Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn:1428 đến 1804; Nhà Nguyễn:1812 đến 1838.

Thời Lê Trung Hưng, Nhà Mạc, chúa Trinh, Nguyễn, Nhà Tây Sơn, Nhà Nguyễn đều dùng danh xưng Đại Việt. Sơ đồ mô tả các thế lực đồng thời trên lãnh thổ Đại Việt (hình I.6).

6.png

Thời nhà Nguyễn còn có giai đoạn một đất nước có hai danh xưng: Đại Nam và Liên Bang Đông Dương

7.png

Từ năm 1945 đến 1975 có giai đoạn có đến 3 danh xưng

8.png

*CPLT CHMNVN: Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

                4. Biểu diễn thời kỳ Bắc thuộc

9.png

5. Biểu diễn các triều đại thời kỳ độc lập

Các triều đại đầu: Ngô, Đinh, Tiền Lê có thời gian tồn tại ngắn, một hai đời sau kế tiếp không có gì đặc sắc. Các triều đại thịnh trị kéo dài hàng trăm năm được mô tả trên các sơ đồ sau.

11.png

12131415

2 . Không gian

Lãnh thổ Việt Nam thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau.

Nhà nước Lĩnh Nam bao gồm  các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, miền Bắc và bắc miền Trung của Việt Nam ngày nay (hình II.1)

Dưới thời các chúa Nguyễn, lãnh thổ Việt Nam kéo dài đến mũi Cà Mau (hình II.2).

16.png

Vấn đề khó là việc biến động không gian lịch sử và sự thay đổi tên gọi các địa danh lịch sử vào thời điểm xảy ra sự biến so với tên gọi hiện tại. Thêm nữa nhà nước ta có quá nhiều tỉnh thành và có thể thêm nhiều tỉnh thành nữa trong tương lai. Không có cách gì khác là phải có được bản đồ hành chính bên cạnh khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam đồng thời cũng dùng đến bản đồ Trung Quốc khi cần.

Tuy vậy trong đầu mỗi người Việt chắc chắn phải hình dung được các tỉnh thành miền trung vì được phân bố tuần tự dọc theo bờ biển và 4 tỉnh Tây nguyên bắt đầu là Thanh Hóa, Nghệ An …..Ninh Thuận, Bình Thuận; Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông. Miền Nam dễ hình nhất là Nam kỳ lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Còn miền Bắc thì quá khó, có thể nhớ tên các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Yên, Hải Ninh (Quảng Ninh), Sơn Tây, Vĩnh Yên, Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Hà Tây… (Bài học từ thời lớp ba)

Ngày nay nhờ công nghệ nên việc có được một bản đồ là không khó nhưng không phải lúc nào cũng cần đến nó nếu là những vấn đề địa lý sơ đẳng. Do đó có một chút kiến thức về địa lý là điều cần thiết cho những người đọc lịch  sử.

Trở lại vấn đề lịch sử, cần thiết phải có bản đồ thể hiện địa chỉ xảy ra sự biến hoặc có thể dùng cách sắp đặt các bản đồ theo thời điểm khác nhau để so sánh.

Mô tả cuộc khởi nghĩa, sử dụng các bản đồ ghép liền nhau thể hiện các bước phát triển của cuộc kháng chiến

2324

Cuộc chiến giữa vua Lê – chúa Trinh với nhà Mạc và việc cát cứ của chúa Nguyễn trên hình II.5

25.png

Diễn biến cuộc xâm lăng của Pháp được mô tả trên hình II.7

27.png

Chia cắt lãnh thổ thởi Pháp thuộc mô tả trên hình II.8

28.png

Sáp nhập vào lãnh thổ thời Pháp thuộc gồm phần đất Lai Châu, Lào Cai, các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum

29.png

Thông qua vài hình vừa trình bày ở phần II, người đọc dễ hình dung không gian lịch sử mà ta cần quan tâm. Như đã nói ở trên, khó có thể nhớ hết địa danh tỉnh thành của nước ta để khắc họa trong bộ nhớ mỗi người vị trí địa lý đang nghiên cứu. Do đó cần phải có bản đồ hành chính Việt Nam đặt ở những vị trí nhiều người qua lại, trong phòng học hoặc trong gia đình để những hình ảnh này tự động đi vào tiềm thức của từng người.

Thỉnh thoảng đọc lịch sử Việt cũng dính dáng đến những địa danh của quốc gia láng giềng phương bắc nên cũng phải dùng đến bản đồ Trung Quốc. Rất lạ là họ rất ít tỉnh thành (bằng một nửa Việt Nam) và tên gọi cũng khá dễ nhớ.

Về mặt hình học, hãy tưởng tượng có một đường thẳng từ Bắc Kinh nối với điểm giữa đảo Hải Nam. Phân bố 8 tỉnh theo trục này bắt đầu là tỉnh Hà Bắc – Hà Nam nằm trên trục, Sơn Đông, Sơn Tây đối xứng với trục. Kế tiếp trên trục là Hồ Bắc, Hồ Nam; Quảng Đông, Quảng Tây nằm đối xứng với trục. (hình II.9)

30.png

Bên phải trục là các tỉnh: Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, An Huy, Giang Tây  và thành phố Thượng Hải trực thuộc trung ương . Bên trái trục  Thiểm Tây, Quý Châu, Cam Túc. Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam và thành phố Trùng Khánh  trực thuôc trung ương . Ba tỉnh còn lại ở phía bắc và các khu tự  trị rất ít liên quan đến việc nghiên cứu của chúng ta.

31.png

Kết luận:

Cho dù có phương pháp hiện đại nào đi nữa thì việc quan trọng là người đọc  và người học có thích thú với những vần đề của lịch sử nước nhà hay không. Trong khuôn khổ là người học và người nghiên cứu thì vấn đề là hệ thống được lịch sử đất nước, ghi nhớ được những thời điểm quan trọng, những triều đại đã đi qua, những sự kiện  trọng đại đã xảy ra trong không gian tương ứng.

Mong rằng những phần đã trình bày góp phần nào đó vào việc nghiên cứu và học tập của các bạn./.

0