01/03/2018, 16:27
Thơ kể chuyện: Sự tích ông Công, ông Táo
Bài thơ dựa theo nội dung của một trong rất nhiều sự tích về Ông Công - Ông Táo, lý giải tại sao lại có 2 ông 1 bà. Bài thơ này của tác giả Nguyễn Đắc Hải (thầy giáo Hải). Sự tích ông Công - ông Táo (ảnh: internet) SỰ TÍCH ÔNG CÔNG - ÔNG TÁO Thơ: Thầy giáo Hải Chuyện xưa chẳng ...
Bài thơ dựa theo nội dung của một trong rất nhiều sự tích về Ông Công - Ông Táo, lý giải tại sao lại có 2 ông 1 bà. Bài thơ này của tác giả Nguyễn Đắc Hải (thầy giáo Hải).
Ngày mai là ngày đưa ông Táo về trời, nếu các bạn muốn tìm thơ về chủ đề này thì truy cập đến chùm trên trang blog iini.net nhé!
Sự tích ông Công - ông Táo (ảnh: internet) |
SỰ TÍCH ÔNG CÔNG - ÔNG TÁO
Thơ: Thầy giáo HảiChuyện xưa chẳng nhớ năm nào,
Nàng Thị Nhi lấy Trọng Cao làm chồng.
Bao năm con cái vẫn không!
Nhà chỉ quanh quẩn mỗi ông với bà.
Thời gian thấm thoắt trôi qua,
Trọng Cao mắng chửi, kêu ca vợ mình.
Thị Nhi chẳng thể thanh minh,
Bị chồng đánh đuổi - dứt tình phu thê...
Nỗi buồn tê tái, não nề
Nàng nào có biết đi về nơi đâu.
Rồi kể từ đó khá lâu,
Trọng Cao đơn độc, âu sầu nhận ra.
Lỗi lầm chẳng thể thứ tha,
Gom góp tiền bạc chàng ta đi tìm.
Khác nào "đáy biển mò kim"?
Nhưng chàng vẫn đặt niềm tin trong lòng.
Vẫn cầu nguyện, vẫn ước mong,
Rồi tiền tiêu mấy tháng ròng cũng vơi.
Gian nan chẳng nói thành lời,
Chàng đành tính cách hạ đời xin ăn.
Gặp bao gian khổ, khó khăn,
Chàng không suy nghĩ băn khoăn chuyện gì.
Lại nói đến nàng Thị Nhi,
Từ ngày chồng đuổi phải đi không về.
Bén duyên kết nghĩa phu thê,
Nhưng lòng nàng vẫn bộn bề, ngổn ngang.
Chồng hai tên họ Phạm Lang,
Một cuộc sống mới rõ ràng khác xưa.
Cái ăn, cái uống dư thừa,
Lòng nàng một phút cũng chưa yên bình!
Một hôm sáng sớm bình minh,
Bao nhiêu vàng mã nhà mình đem ra (đốt).
Đúng ngày tháng Chạp - 23,
Một vị hành khất tên là Trọng Cao.
Quần áo nhớp nhúa đi vào,
Nghĩ xin cơm gạo - chứ nào ai hay!
Thị Nhi thoáng nhận ra ngay,
Bao ngày xa cách giãi bày ích chi.
Biết nhưng chẳng thể làm gì,
Nàng đưa cơm gạo thay vì làm ngơ.
Phạm Lang thấy vậy nghi ngờ...
Cho rằng nàng đã mập mờ, dối gian.
Thị Nhi chẳng trách, chẳng than,
Gieo mình vào lửa cho "tàn" tấm thân.
Trọng Cao khi đó đứng gần,
Lao vào tự tử theo chân vợ mình.
Phạm Lang chưa hiểu tình hình,
Thấy vợ đã chết gia đình còn đâu?
Một thoáng suy nghĩ trong đầu,
Rồi cũng theo vợ đi chầu Diêm Vương.
Ngọc Hoàng chứng kiến cảm thương,
Ba người ân nghĩa đời thường hẳn không?
Phân Phạm Lang làm Thổ Công,
Trọng Cao - Thổ Địa để trông nom nhà.
Duy nhất một người đàn bà
Lo việc chợ búa (Thổ Kỳ) ấy là Thị Nhi.
Câu chuyện quả thực ly kỳ
Họ được chung sống thay vì chia xa
Hai ông cùng với một bà
Giữ bếp, giữ đất, giữ nhà yên vui!
Ngày mai là ngày đưa ông Táo về trời, nếu các bạn muốn tìm thơ về chủ đề này thì truy cập đến chùm trên trang blog iini.net nhé!
Quang Anh sưu tầm & chia sẽ