Thí sinh tự do – những điều cần biết về phương án tuyển sinh 2017
Thí sinh tự do – những điều cần biết về phương án tuyển sinh 2017 Thông tin về phương án thi THPT Quốc gia năm 2017 Ngày 28/09/2016, Bộ GDĐT chính thức công bố phương án thi THPT năm 2017. Trong đó ...
Thí sinh tự do – những điều cần biết về phương án tuyển sinh 2017
Ngày 28/09/2016, Bộ GDĐT chính thức công bố phương án thi THPT năm 2017. Trong đó có những quy định, quy chế mà thí sinh tự do (thi lại) cần lưu ý để có được kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học, Cao đẳng thuận lợi.
Thi sinh tự do thi những môn nào để xét vào đại học 2017?
Quy định điểm liệt 2017 cho thi THPT Quốc gia, Đại học
Thi THPT quốc gia 2017: 10 điểm mới đáng chú ý
1. Với thí sinh đã tốt nghiệp và dự thi để xét tuyển ĐH – CĐ
- Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT Quốc gia không cần dự thi tất cả các môn như thí sinh chưa tốt nghiệp mà chỉ cần dự thi các môn dùng để xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Đồng thời, năm 2017 các trường vẫn xét tuyển theo khối thi truyền thống nên thí sinh tự do vẫn tiếp tục ôn tập theo ban đã chọn.
- Trong quá trình làm bài thi tổ hợp môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, thí sinh hoàn toàn có thể lựa chọn làm 1 phần trong bài thi phù hợp với khối thi của mình. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh cũng như không làm xáo trộn quy trình tuyển sinh của các trường.
Để đảm bảo công bằng giữa các thí sinh, phương án của Bộ GD-ĐT quy định mỗi môn thi thành phần của 2 bài thi tổ hợp sẽ có thời gian làm bài cố định, hết giờ làm bài môn này thì thí sinh phải nộp lại để chuyển sang làm bài thi môn khác.
Ví dụ: Thí sinh A tham gia xét tuyển trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với tổ hợp môn xét tuyển là Toán + Lý + Hóa (Khối A) sẽ chỉ thi môn Toán và bài thi tổ hợp KHTN (trong đó chỉ lựa chọn làm bài thi Lý, Hóa, không phải làm bài thi Sinh).
2. Với thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT
- Các thí sinh tự do chưa tốt nghiệp cần phải dự thi kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp THPT như các thí sinh khác. Các môn thi dùng để xét tốt nghiệp là Toán, Văn, Ngoại ngữ và thí sinh tự lựa chọn 1 trong 2 môn là Khoa học Tự nhiên (Sinh, Lý, Hóa) và Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục Công dân)
Điểm xét tốt nghiệp được tính như sau:
- Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): 1,0 điểm. Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: 1,0 điểm.
- Theo quy chế, thí sinh được quyền bảo lưu điểm các môn đạt từ 5 điểm trở lên trong kỳ thi THPT quốc gia trước đó cho đợt xét tốt nghiệp THPT năm kế tiếp. Quy chế không bắt buộc thí sinh phải bảo lưu đồng thời tất cả các môn đạt từ 5 trở lên, thí sinh có quyền được chọn môn bảo lưu nếu đạt đủ số điểm.
Tuy nhiên thí sinh cần lưu ý, điểm bảo lưu chỉ được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp, không được sử dụng để xét tuyển ĐH.
3. Địa điểm thi THPT Quốc gia:
Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh của địa phương; các điểm thi được bố trí phù hợp, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh; các thí sinh tự do được lựa chọn địa điểm thi phù hợp với điều kiện và yêu cầu cá nhân.
4. Hình thức thi, đề thi, nội dung thi, thời gian làm bài thi và lịch thi
a. Hình thức thi
- Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm; Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính.
- Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận.
b. Đề thi
- Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT và những câu hỏi phân hóa nhằm mục đích xét tuyển ĐH, CĐ.
- Đề thi cho mỗi bài thi Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội có 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn với duy nhất 1 phương án trả lời đúng (gọi chung là câu hỏi trắc nghiệm); bài thi Toán có 50 câu hỏi trắc nghiệm; bài thi Ngoại ngữ có 50 câu hỏi trắc nghiệm.
- Đề thi Ngữ văn tự luận do các chuyên gia, giáo viên, giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm biên soạn.
c. Thời gian làm bài thi:
Bài thi Toán: 90 phút
Bài thi Ngữ văn: 120 phút
Bài thi Ngoại ngữ: 60 phút.
Các bài thi Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội: 150 phút mỗi bài
d. Nội dung thi:
Năm 2017 nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT.
e. Lịch thi: Tổ chức thi 2 ngày trong tháng 6, thống nhất trong cả nước. Cụ thể như sau:
- Ngày thứ nhất:
- Buổi sáng: thi bài thi Ngữ văn và Ngoại ngữ
- Buổi chiều: thi bài thi Toán
- Ngày thứ hai:
- Buổi sáng: thi bài thi Khoa học Tự nhiên
- Buổi chiều: thi bài thi Khoa học Xã hội.
5. Công bố kết quả thi và cấp Giấy chứng nhận kết quả thi
Sở GD-ĐT cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của Bộ GD-ĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh một Giấy chứng nhận kết quả thi.
6. Phương thức xét tuyển đại học, cao đẳng
Theo dự thảo, Bộ cho phép các trường được lựa chọn 1 trong 4 phương thức để xét tuyển đại học, cao đẳng 2017. Các phương thức đó là:
- Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia
- Sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh
- Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT
- Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh Các trường có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh nêu trên và quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh; đồng thời, công bố công khai chỉ tiêu xét tuyển đối với mỗi phương thức tuyển sinh.
Các thí sinh tự do chưa hoặc đã tốt nghiệp THPT hay đang là sinh viên có nguyện vọng thi vào trường nào thì nên tìm hiểu về phương thức tuyển sinh của trường đó để có phương án chuẩn bị, ôn tập cho phù hợp. Dự kiến các trường sẽ công bố phương thức tuyển sinh sau khi Bộ đưa ra phương án chính thức của kỳ thi THPT quốc gia.