03/12/2018, 23:01

Thì quá khứ tiếp diễn Past Continuous trong tiếng Anh kiến thức từ A-Z

Kiến thức Thì Quá khứ tiếp diễn Past Continuous trong tiếng Anh đầy đủ nhất, giúp hệ thống hóa lý thuyết và đưa ra ví dụ minh họa. Về khái niệm chung, chúng ta có thể hiểu Thì quá khứ tiếp diễn dùng để chỉ các sự việc, hành động đang diễn ra tại một thời điểm nào đó trong quá khứ. Thức tế, nó là ...

Kiến thức Thì Quá khứ tiếp diễn Past Continuous trong tiếng Anh đầy đủ nhất, giúp hệ thống hóa lý thuyết và đưa ra ví dụ minh họa. Về khái niệm chung, chúng ta có thể hiểu Thì quá khứ tiếp diễn dùng để chỉ các sự việc, hành động đang diễn ra tại một thời điểm nào đó trong quá khứ. Thức tế, nó là hành động đã xảy ra rồi, nhưng Thì Quá Khứ Tiếp Diễn nhằm nhấn mạnh tới tính “Tiếp diễn”, nghĩa là đang xảy ra tại thời điểm được nói đến.

Thì quá khứ tiếp diễn Past Continuous 1

Quá khứ tiếp diễn tên tiếng Anh là The Past Continuous, rất hay được bắt gặp. Chúng ta cần biết về cách dùng, cấu trúc, dấu hiệu nhận biết và những thứ liên quan để áp dụng cho đúng. Cách tốt nhất, người học tiếng Anh hãy ôn luyện thật kỹ về mặt lý thuyết Thì Quá Khứ Tiếp Diễn – Past Continuous, đồng thời năng làm bài tập và thực hành các nghĩ năng nghe, nói, đọc, viết liên quan tới thì này.

1. Định nghĩa thì quá khứ tiếp diễn


Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous Tense) là thì dùng để diễn đạt hành động (đã) đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ. Thì quá khứ đơn thường được dùng khi muốn nhấn mạnh diễn biến, quá trình của sự vật, sự việc hoặc thời gian của sự vật, sự việc đó.

Khái niệm của thì quá khứ tiếp diễn đơn giản như vậy, nhưng cách dùng và dấu hiệu nhận biết thì bạn cần tìm hiểu sau thêm. Bởi rất nhiều người dễ nhầm lẫn thì Past Continuous Tense với các thì khác trong tiếng Anh.

Thì quá khứ tiếp diễn Past Continuous 2

2. Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn

1. Diễn đạt hành động (đã) đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ

– When my sister got there, it was 8 p.m. –  Khi chị tôi tới, lúc đó mới 8 giờ tối.)

– She was watching at 6 p.m. yesterday. – (Cô ấy đã đang đọc báo vào lúc 6 giờ tối ngày hôm qua.)

2. Diễn đạt hai hành động xảy ra đồng thời tại cùng một thời điểm trong quá khứ. Nghĩa là hai hoặc nhiều hành động diễn ra song song.

– While I was taking a bath, she was using the computer. – (Trong khi tôi đang tắm thì cô ấy dùng máy tính.)

– While I was driving home, Peter was trying desperately to contact me. – (Peter đã cố gắng liên lạc với tôi trong lúc tôi đang lái xe về nhà.)

3. Diễn đạt hành động đang xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ thì có hành động khác xen vào. Trong đó, hành động diễn ra (hành động dài) sẽ sử dụng thì quá khứ tiếp diễn; còn hành động xen vào (hành động ngắn) thì dùng thì quá khứ đơn. Trường hợp này thường kèm theo những từ như “When”, “While”.

– I was listening to the news when she phoned. – (Tôi đang nghe tin tức thì cô ấy gọi tới.)

– I was walking in the street when I suddenly fell over. – (Khi tôi đang đi trên đường thì bỗng nhiên tôi bị vấp ngã.)

– They were still waiting for the plane when I spoke to them. – (Khi tôi nói chuyện với họ thì họ vẫn đang chờ máy bay.)

– When I walked into the room, Linda was sleeping. – (Khi tôi bước vào phòng, Linda đang ngủ).

4. Hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ và làm phiền, gây khó chịu đến người khác. “Always” diễn tả một hành động thường xuyên xảy ra với sự không hài lòng của người nói.

– When he worked here, he was always making noise. – (Khi anh ta còn làm việc ở đây, anh ta thường xuyên làm ồn)

– My mom was always complaining about my room when she got there – (Mẹ tôi luôn than phiền về phòng tôi khi bà ấy ở đó)

– She was always singing all day. – (Cô ta hát suốt ngày)

5. Một hành động đang diễn ra suốt cả một khoảng thời gian dài trong quá khứ.

– They were playing tennis all time yesterday morning. – (Chúng tôi từng chơi tenis mỗi buổi sáng)

3. Công thức, cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn

Câu khẳng định I/He/She/It was V-ing You/We/They were V-ing
Câu phủ định I/He/She/It wasn’t V-ing You/We/They weren’t V-ing
Câu nghi vấn Was I/He/She/It V-ing? Were You/We/They V-ing?
Câu trả lời Yes Yes, I/He/She/It was Yes, You/We/They were
Câu trả lời No No, I/He/She/It wasn’t No, You/We/They weren’t

1. Câu khẳng định

Cấu trúc S + was/were + V-ing.
Lưu ý I/ He/ She/ It/ Danh từ số ít – was

S= We/ You/ They/ Danh từ số nhiều – were

Ví dụ – We were just talking about it before you arrived. (Chúng tớ đang nói về chuyện đó ngay trước khi cậu đến.)

I was thinking about him last night.
We were just talking about it before you arrived.

2. Câu phủ định

Cấu trúc S + was/were + not + V-ing
Lưu ý Was not = wasn’t

Were not = weren’t

Ví dụ – He wasn’t working when his boss came yesterday. (Hôm qua anh ta đang không làm việc khi sếp của anh ta đến)

I wasn’t thinking about him last night.
We were not talking about it before you arrived.

3. Câu nghi vấn

Cấu trúc Q: Was / Were + S + V-ing?

A: Yes, S + was/were.

No, S + wasn’t/weren’t.

Ví dụ – Q: Was your mother going to the market at 7 A.M yesterday? (Lúc 7 giờ sáng hôm qua mẹ em đang đi chợ có phải không?)

A: Yes, she was/ No, she wasn’t

Were you thinking about him last night?
What were you just talking about before I arrived?

4. Dấu hiệu nhận biết thì Quá khứ tiếp diễn

Dấu hiệu dễ nhận biết thì quá khứ tiếp diễn là trong câu có các trạng từ chỉ thời gian ở quá khứ với thời điểm xác định.

– At + giờ + thời gian trong quá khứ (at 12 o’clock last night,…)

– At this time + thời gian trong quá khứ. (at this time two weeks ago, …)

– In + năm (in 2000, in 2005)

– In the past (trong quá khứ)

– As (khi), Just as (ngay khi), When (khi).

– Trường hợp đặc biệt : Always (luôn luôn)

+ Trong câu có “when” khi diễn tả một hành động đang xảy ra và một hành động khác xen vào.

Ngoài việc dựa vào cách dùng của thì Quá khứ tiếp diễn, ngữ cảnh của câu thì các bạn cũng hãy cân nhắc sử dụng thì Quá khứ tiếp diễn khi có xuất hiện các từ như: While (trong khi); When (Khi); at that time (vào thời điểm đó);…

Các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ kèm theo thời điểm xác định. – at + giờ + thời gian trong quá khứ (at 12 o’clock last night,…)

– at this time + thời gian trong quá khứ. (at this time two weeks ago, …)

– in + năm (in 2000, in 2005)

– in the past (trong quá khứ)

Trong câu có “when” khi diễn tả một hành động đang xảy ra và một hành động khác xen vào. – When I was singing in the bathroom, my mother came in. (Tôi đang hát trong nhà tắm thì mẹ tôi đi vào)

– The light went out when we were watching TV (Điện mất khi chúng tôi đang xem ti vi)

Cân nhắc sử dụng thì Quá khứ tiếp diễn khi có xuất hiện các từ như: While (trong khi); When (Khi); at that time (vào thời điểm đó); … – She was dancing while I was singing (Cô ấy đang múa trong khi tôi đang hát)

– The man was sending his letter in the post office at that time. (Lúc đó người đàn ông đang gửi thư ở bưu điện)

Lưu ý! thì quá khứ tiếp diễn

Trong tiếng Anh, có một số động từ không có dạng tiếp diễn vì thế ta không sử dụng những động từ này trong các thì tiếp diễn:

Động từ trừu tượng be, want, seem, care, exist, …
Động từ chỉ sở hữu own, belong, possess, …
Động từ chỉ cảm xúc love, like, dislike, fear , mind, …

E.g.

I like you. (Tôi thích bạn.)

I am liking you

5. So sánh thì quá khứ tiếp diễn (I was doing) và thì quá khứ đơn (I did):

+) Thì quá khứ tiếp diễn: (đang ở giữa hành động trong quá khứ)

– I was walking home when I met Dave. (= ở giữa đường đi về nhà tôi gặp Dave)

– Ann was watching television when the phone rang. (Khi Ann đang xem TV thì điện thoại reng.)

+) Thì quá khứ đơn: (hành động đã kết thúc trong quá khứ)

– I walked home after the party last night. (= tôi đã đi về nhà, hoàn tất).

– Ann watched television a lot when she was ill last year. (Ann đã xem TV rất nhiều khi cô ấy bệnh năm ngoái.)

+) Ta thường dùng thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn cùng với nhau để diễn tả một sự việc xảy ra vào lúc đang xảy ra một sự việc khác:

– Tom burnt his hand when he was cooking the dinner. (Tom bị bỏng tay khi đang nấu bữa tối.)

– I saw you in the park yesterday. You were sitting on the grass and reading a book. (Hôm qua tôi thấy bạn ở công viên. Bạn đang ngồi đọc sách trên cỏ.)

– While I was working in the garden, I hurt my back. (Trong lúc đang làm vườn, tôi bị thương ở lưng.)

+) Nhưng chúng ta dùng thì quá khứ đơn khi một sự việc xảy ra sau một sự việc khác:

– I was walking along the road when I saw Dave. So I stopped and we had a chat. (Khi đang đi trên đường thì tôi gặp Dave. Tôi đã dừng lại và chúng tôi cùng trò chuyện.)

*Hãy so sánh hai câu sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa:

– When Karen arrived, we were having dinner.

Khi Karen tới, chúng tôi đang ăn tối (= Chúng tôi đã ăn tối trước khi Karen tới.)

-When Karen arrived, we had dinner.

Khi Karen tới, chúng tôi ăn tối (= Karen tới trước rồi sau đó chúng tôi ăn tối.)

+) Có một số động từ (như know/want/believe) không được dùng ở các thì tiếp diễn:

– We were good friends. We knew each other well. (not ‘we were knowing’)

Chúng tôi là bạn tốt. Chúng tôi biết rõ nhau.

– I was enjoying the party but Christ wanted to go home. (not ‘was wanting’)

Tôi đã rất thích buổi tiệc nhưng Christ muốn về nhà.

6. Cách thêm đuôi Ing sau động từ ở thì Quá khứ tiếp diễn

1. Động từ tận cùng bằng E

– Khi động từ tận cùng bằng một –e, ta phải bỏ –e trước khi thêm –ing.

– Nhưng nếu động từ tận cùng bằng –ee, ta vẫn giữ nguyên chúng không bỏ e:

– Nhưng nếu E là một âm tiết thì ta phải giữ nguyên nó nhé:

Age → Ageing (aging AmE)

2. Động từ tận cùng bằng –IE

– Động từ tận cùng bằng –ie, ta biến –ie thành –ying.

– Chú ý: dying có nghĩa là đang chết. khác với từ Dyeing (Đang nhuộm vải) – có dạng nguyên mẫu là Dye.

– Nhưng động từ tận cùng bằng y vẫn giữ nguyên –y khi thêm –ing.

3. Gấp đôi phụ âm trước khi thêm –ING

– Khi động từ một vần (một âm tiết) tận cùng bằng một phụ âm (trừ h, w, x, y), đi trước là một nguyên âm, ta gấp đôi phụ âm trước khi thêm –ing. Nói cụ thể là động từ một âm tiết tận cùng bằng “1 nguyên âm + 1 phụ âm” thì gấp đôi phụ âm trước khi thêm ing.

– Trong trường hợp động từ có từ hai âm tiết trở lên, ta chỉ nhân đôi phụ âm khi dấu nhấn âm rơi vào âm tiết cuối cùng (trọng âm rơi vào âm tiết cuối). Như vậy, Quy luật gấp đôi phụ âm cũng áp dụng cho động từ 2 vần, miễn là dấu nhấn trọng âm nằm trên vần cuối cùng:

– Các động từ tận cùng bằng “l” thường được gấp đôi (Mĩ: không gấp đôi)

4. Những trường hợp ngoại lệ khác

– Một vài trường hợp cần phải thuộc lòng:

– Trường hợp ngoại lệ: Người anh và người mỹ có 2 cách thêm ing khác nhau đối với ký tự cuối cùng “l” của động từ. Nếu là người Mỹ thì chỉ cần thêm ING sau đó mà không cần biết dấu nhấn có nằm ở vần cuối hay không. còn nếu là người Anh thì họ sử dụng giống như quy tắc 3.2 nêu bên trên.

Như vậy, yeutrithuc.com đã giới thiệu đầy đủ kiến thức về Thì Quá Khứ Tiếp Diễn, tên tiếng Anh là The Past Continuous Tense. Người học tiếng Anh cần nắm vững lý thuyết, các dạng thức và làm bài tập đầy đủ. Thì này rất dễ nhầm lẫn với các thì quá khứ khác, vì thế các bạn cần hiểu rõ về cách sử dụng, dấu hiệu nhận biết và chia động từ cho đúng. Chúc các bạn thành công!

0