Thí nghiệm tâm lý giúp bạn loại bỏ thói quen xấu
Mỗi con người chúng ta đều sở hữu hàng trăm, hàng ngàn thói quen khác nhau: cả tốt và xấu. Tuy nhiên, có một sự thật không thể phủ nhận: loại bỏ thói quen xấu rất khó và thậm chí nhiều người phải vật lộn với chúng mà không thể nào từ bỏ được. >>> Nghiên cứu mới đây nhất đăng ...
Mỗi con người chúng ta đều sở hữu hàng trăm, hàng ngàn thói quen khác nhau: cả tốt và xấu. Tuy nhiên, có một sự thật không thể phủ nhận: loại bỏ thói quen xấu rất khó và thậm chí nhiều người phải vật lộn với chúng mà không thể nào từ bỏ được.
>>>
Nghiên cứu mới đây nhất đăng trên tạp chí Psychological Science của hai chuyên gia người Đức là Gesine Dreisbach và Karl-Heinz Bauml thuộc khoa Tâm lý thực nghiệm, Đại học Regensburg đã mở ra một lối đi mới, một lời giải cho khó khăn vừa nêu trên.
Làm thế nào để từ bỏ thói quen xấu này đây?
Theo đó, mỗi thói quen dù tốt dù xấu đều có liên hệ mật thiết với hoàn cảnh thực hiện thói quen ấy.
Chẳng hạn, bạn hút thuốc khi cảm thấy bị stress. Theo thời gian, thói quen hút thuốc được hình thành và cứ khi nào thấy stress, bạn sẽ lại hút thuốc.
Các chuyên gia gọi đó là cách mà bạn học một thói quen. Và cách đơn giản nhất để loại bỏ thói quen ấy, đó là quên cách bạn đã học nó như thế nào.
Ranh giới giữa thói quen tốt và thói quen xấu là rất mong manh
Cụ thể, hai nhà nghiên cứu trên đã tiến hành một loạt 3 thí nghiệm khác nhau. Ở thí nghiệm đầu tiên, những người tham gia đều có cùng 1 thói quen xấu, đó là vừa suy nghĩ vừa tung chìa khóa lên trời.
Thói quen này chẳng những không giúp con người minh mẫn hơn mà ngược lại, làm cho khả năng tư duy của ta chậm đi tương đối. Các nhà khoa học đã yêu cầu tất cả tình nguyện viên từ bỏ thói quen đó, nhưng chỉ một nửa họ làm được.
Họ là những người được chỉ ra rằng mình đã từng làm vỡ các đồ vật khi tung chìa khóa lên trời và họ cần “quên” cách học thói quen này.
Chỉ cần xóa những kí ức của bạn liên quan tới thói quen xấu, và thế là xong
Ở thí nghiệm thứ hai và thứ ba, nhóm tình nguyện viên được yêu cầu thực hiện hai thử thách liên quan tới ngôn ngữ và toán học. Thật đáng ngạc nhiên, tình nguyện viên học được cách quên tung chìa khóa khi suy nghĩ có được kết quả tốt hơn hẳn so với những người không thể bỏ được thói quen ấy.
Chia sẻ thêm về nghiên cứu này, Genise và Karl-Heinz cho biết, mức độ tác động của việc “quên” tới việc từ bỏ thói quen xấu chưa được xác định một cách rõ ràng. Họ sẽ cần thêm thời gian để tìm hiểu thêm về vấn đề này.