Thế nào là chu chuyển, thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển của tư bản?
Thế nào là chu chuyển, thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển của tư bản? Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất của sự vận động tư bản, còn nghiên cứu chu chuyển tư bản là nghiên cứu mặt lượng hay nghiên cứu tốc độ vận động của tư bản. ...
Thế nào là chu chuyển, thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển của tư bản?
Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất của sự vận động tư bản, còn nghiên cứu chu chuyển tư bản là nghiên cứu mặt lượng hay nghiên cứu tốc độ vận động của tư bản.
Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất của sự vận động tư bản, còn nghiên cứu chu chuyển tư bản là nghiên cứu mặt lượng hay nghiên cứu tốc độ vận động của tư bản.
- Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển tư bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.
- Thời gian, chu chuyển của tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu, có kèm theo giá trị thặng dư.
Thời gian chu chuyển của tư bản cũng là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn. Tuần hoàn tư bản bao gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, nên thời gian chu chuyển tư bản cũng bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
+ Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất = thời gian lao động + thời gian gián đoạn lao động + thời gian dự trữ sản suất.
Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời kỳ hữu ích nhất vì nó tạo ra giá trị hàng hoá.
Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới dạng bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không chịu tác động trực tiếp của lao động mà chịu sự tác động của tự nhiên như thời gian để cây lúa tự lớn lên, rượu ủ lên men... Thời kỳ này có thể xen kẽ với thời kỳ lao động hoặc tách ra thành một thời kỳ riêng biệt, có thể dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào ngành sản xuất, các sản phẩm chế tạo và phụ thuộc vào công nghệ sản xuất.
Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất dã được mua về, sẵn sàng tham gia quá trình sản xuất nhưng chưa thực sự được sử dụng vào quá trình sản xuất, còn ở dạng dự trữ tạo điều kiện cho sản xuất diễn ra liên tục. Quy mô dự trù phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: đặc điểm của ngành, tình hình thị trường, năng lực tổ chức quản lý sản xuất...
Lưu ý: cả thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra giá trị sản phẩm. Sự tồn tại của hai thời kỳ này là không tránh khỏi nhưng nói chung thời gian của chúng càng dài hay sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất với thời gian lao động càng lớn thì hiệu quả hoạt động của tư bản càng thấp.
+ Thời gian lưu thông là thời kỳ tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian này bao gồm thời gian mua và thời gian bán.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay chậm, của tư bản ứng trước.
Đơn vị tính tốc độ chu chuyển tư bản bằng số vòng hoặc số lần chu chuyển tư bản thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn một năm.
Ta có công thức tính số vòng chu chuyển của tư bản như sau:
n = CH / ch
Trong đó: (n) là số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản: (CH) là thời gian trong năm: (ch) là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.
Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu chuyển trong năm là: n - 12 tháng/6 tháng = 2 vòng
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỉ lệ nghịch về thời gian một vòng chu chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
soanbailop6.com