Thân phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Thân phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu số phận thật mong manh, đáng thương. họ có thể bị oan khổ vì những lí do không lường trước được, không có cách gì để giãi tỏ, không được bênh vực, ...
Thân phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu số phận thật mong manh, đáng thương. họ có thể bị oan khổ vì những lí do không lường trước được, không có cách gì để giãi tỏ, không được bênh vực, chở che, chỉ có cái chết mới giải thoát cho họ.
Người phụ nữ mang vẻ đẹp đáng quý
Vũ Nương là người phụ nữ “tính đã thúy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt dẹp”.
Trong cuộc sống gia đình, nàng cư xử đúng mực, “giữ gìn khuôn phép”, nhường nhịn, nên dù chồng có tính đa nghi, gia đình vẫn chưa từng xảy đến thất hòa.
Buổi tiễn đưa chồng đi lính, những dặn dò chồng những lời tình nghĩa thiết tha.
Khi xa chồng, nàng một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc tận tình mẹ chồng già yếu, ốm đau, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng qua đời.
Vũ Nương là người phụ nữ nết na, hiền thục, hiếu thuận, thủy chung, hết lòng xây đắp hạnh phúc gia đình, xứng đáng đựợc hưởng hạnh phúc.
Người phụ nữ phải chịu số phận oan nghiệt, đầv bi kịch
Vũ Nương bị chồng nghi oan, nỗi oan có nguyên nhân trực tiếp từ lời nói ngây thơ của đứa con, bẩt nguồn từ chuyện nàng đùa con đêm đêm trỏ bóng mình trên vách bảo là cha Đản. Đứa bé đã không nhận Trương Sinh là cha mà nói về người cha — chiếc bóng kia khiến Trương Sinh nghi ngờ vợ không chung thủy.
Vũ Nương bị chồng đối xử bất công, tàn nhẫn. Trương Sinh không đếm xỉa gì đến công lao của Vũ Nương với gia đình, bỏ ngoài tai mọi lời phân trần, minh oan của Vũ Nương cũng như lời biện bạch, bênh vực của họ hàng, làng xóm cho nàng, một mực ruồng rẫy, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi.
Thất vọng tột cùng, Vũ Nương đành tìm đến cái chết trên sông đế giãi tỏ lòng mình.
Cuộc sống ở thủy cung là một sự đền bù với Vũ Nương nhưng hạnh phúc trần thế mới là nỗi niềm mơ ước của nàng. Nàng không thể trở về dù tha thiết tình đời, tình người.
Người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu số phận thật mong manh, đáng thương. họ có thể bị oan khổ vì những lí do không lường trước được, không có cách gì để giãi tỏ, không được bênh vực, chở che, chỉ có cái chết mới giải thoát cho họ. Nhiều khi gây nên nỗi oan khổ ấy lại là nhửng người mà họ hết lòng yêu thương, gắn bó.
Gây nên bi kịch của họ, nguyên nhân sâu xa là xã hội phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán, lễ giáo hà khắc, bất công, vô nhân đạo, là chiến tranh,...
Trích: loigiaihay.com