Tham khảo đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Lý gồm 8 câu trắc nghiệm và 4 tự luận
Nội dung đề thi Vật Lý 7 kì 2 gồm 2 phần chính: Điện tích: -Sự nhiễm điện do cọ xát -Hai loại điện tích; -Hai loại điện tích -Sự nhiễm điện do cọ xát -Hai loại điện tích Dòng điện: -Cường độ dòng điện -Chất dẫn điện,chất cách điện -Dòng điện, nguồn điện -Chiều dòng điện -Sơ ...
Nội dung đề thi Vật Lý 7 kì 2 gồm 2 phần chính:
Điện tích:
-Sự nhiễm điện do cọ xát
-Hai loại điện tích;
-Hai loại điện tích
-Sự nhiễm điện do cọ xát -Hai loại điện tích
Dòng điện:
-Cường độ dòng điện
-Chất dẫn điện,chất cách điện
-Dòng điện, nguồn điện
-Chiều dòng điện
-Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện
-Tác dụng nhiệt,tác dụng phát sáng của dòng điện
ĐỀ KIỂM TRA
TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng:
1. Bạn Lan dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện. Kết quả thu được là 3,25V. Lan đã dùng vôn kế có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
A. 3,5V và 0,01V B. 3V và 0,01V
C. 3,5V và 0,1V D. 3,5V và 0,2V
2. Kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau
B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa sau khi cọ xát thích hợp đặt gần nhau thì hút nhau
C. Có 2 loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+)
D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau
3. Dòng điện là:
A. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển có hướng
B. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
C. Dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng
D. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển
4. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện đúng là:
5. Hai điện tích cùng loại đưa lại gần nhau thì:
A. Đẩy nhau B. Hút nhau
C. Không đẩy; không hút D. Có lúc đẩy; lúc hút
6. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh của dòng điện
B. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe kế
C. Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng nhiệt của nó càng mạnh
D. Số chỉ ampe kế là giá trị cường độ dòng điện
7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?
A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực âm của pin
B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực dương của pin
C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại
D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào
8. Trong các vật dưới đây, vật cách điện là:
A. Một đoạn dây thép
B. Một đoạn dây nhôm
C. Một đoạn dây nhựa
D. Một đoạn ruột bút chì
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
9. Vì sao về mùa đông, quần áo đang mặc có khi bị dính vào da người mặc dù da khô, còn tóc nếu được chải lại dụng đứng lên?
10. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn; 1 công tắc K; 1pin; dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện quy ước khi K đóng. Nếu đổi cực của pin thì đèn có sáng không, chiều dòng điện khi đó như thế nào?
11. Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều có chung tác dụng gì? Lấy 1 ví dụ về tác dụng đó là có ích, 1 ví dụ về tác dụng đó là vô ích?
12. Có 5 vật A; B; C; D; E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và D đẩy E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Vì sao?
ĐÁP ÁN:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | D | B | B | A | B | A | C |
9. Quần áo cọ xát vào da người tạo nên hai vật nhiễm điện trái dấu nên hút nhau
Lược chải tóc làm các sợi tóc nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau
10.
Vẽ đúng sơ đồ mạch điện
– Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ
– Nếu đổi cực của pin thì đèn sáng bình thường và dòng điện có chiều ngược lại
11. Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng
Ví dụ tác dụng có ích: Nồi cơm điện, bàn là,…
Ví dụ tác dụng vô ích: Máy bơm nước, quạt,…
12. A nhiễm điện (-) D nhiễm điện (–)
B nhiễm điện (+) E nhiễm điện (–)
C nhiễm điện (+)