Tế bào nhân thực (tiếp theo)- Bài 1,2,3,4 trang 43
Tế bào nhân thực (tiếp theo)- Bài 1,2,3,4 trang 43 Bài 9 Môn Sinh – Giải bài 1,2,3,4 trang 43 SGK : Tế bào nhân thực (tiếp theo). Bài 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp. Cấu trúc: Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc. Bên trong lục-lạp chứa chất nền ...
Tế bào nhân thực (tiếp theo)- Bài 1,2,3,4 trang 43
Bài 9 Môn Sinh – Giải bài 1,2,3,4 trang 43 SGK: Tế bào nhân thực (tiếp theo).
Bài 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp.
Cấu trúc: Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc. Bên trong lục-lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục-lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều dịp lục và các enzim có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục-lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
Chức năng: Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, lục-lạp chứa nhiều chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.
Bài 2: Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể.
Cấu trúc: Ti thể có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti-thể là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.
Chức năng: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các phần tử ATP. Ti-thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Bài 3: Nêu cấu trúc và chức năng của lizôxôm.
– Cấu trúc của lizôxôm: Lizôxôm là bào quan với một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thuỷ phân.
– Chức năng của lizôxôm: Phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị thương tổn không có khả năng phục hồi và chúng được ví như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào.
Bài 4: Nêu các chức năng của không bào.
Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. Tế bào thực vật thường có không bào lớn, không bào có thể rất khác nhau tuỳ theo từng loại và từng loại tế bào. Một số không bào chứa chất phế thải độc hại. Không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa muối khoáng cùng nhiều chất khác nhau hoạt động như chiếc máy bơm chuyên hút nước từ đất vào rễ cây. Không bào của tế bào cánh hoa được xem như túi đựng đồ mĩ phẩm của tế bào vì nó chứa nhiều sắc tố.
Một tế bào động vật cũng có thể chứa không bào nhưng có kích thước nhỏ. Các tế bào động vật có thể có các không bào thức ăn (còn gọi là không bào tiêu hoá) và không bào co bóp (có ở một số loại sinh vật đơn bào).