Tây Ninh
là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2009, dân số ...
là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2009, dân số tỉnh là 1.066.402 người.
Công cuộc khẩn hoang và khai thác vùng đất của người nông dân Việt Nam thuộc các thành phần dân tộc khác nhau đã diễn ra liên tục suốt 300 năm, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau trong điều kiện chính trị, xã hội khác nhau. Mỗi giai đoạn lịch sử, bộ máy chính quyền đều có những biện pháp để đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang.
Tuy nhiên trong suốt lịch sử khẩn hoang và khai thác nông nghiệp tại từ đầu tới cuối thời thuộc Pháp vẫn chưa có một cách thức hay biện pháp nào thay thế được sức lao động của người nông dân. Mặc dù vậy, nhờ công phá của người dân nên diện tích canh tác, khối lượng nông sản ở cũng không ngừng gia tăng. Tuy không phải là độc canh cây lúa, nhưng sản lượng lúa ở năm 1944 đã lên đến 37.600 tấn, bình quân đầu người đạt 256 kg. Thế nhưng trong thực tế người dân trước đây thường lâm vào cảnh túng đói, đặc biệt là đời sống của công nhân cao su, vì lợi lộc làm ra phần lớn đều lọt vào tay giới chủ. Cho nên nhiều cuộc đấu tranh tự phát của công nhân đã nổ ra.
Do có vị trí quan trọng (biên giới dài với Campuchia, có rừng rộng, núi cao, đường sông đường bộ thuận tiện, là cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đường liên lạc ra vào thuận tiện) nên trong quá trình hình thành và phát triển của tỉnh cũng là đối đầu quyết liệt chống ngoại xâm. Thời kỳ đầu thành lập tỉnh, nhiều nhà yêu nước đã đến cùng dân chúng địa phương, kiên quyết chống ngoại xâm. Khi quân Pháp tiến chiếm đất , không chấp nhận hiệp ước đầu hàng của triều đình Huế, dân chúng địa phương đã cùng với Khâm Tấn Tường, Trương Quyền, PuKămpô, Lãnh Binh Tòng, Lãnh Binh Két,...kháng chiến chống Pháp.
Sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công, cùng với thắng lợi chung của cả nước, quân dân cũng đã giành được chính quyền vào đêm 25 tháng 8 năm 1945. Nhưng sau đó không bao lâu thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh tái chiếm Việt Nam. Ngày 8 tháng 11 năm 1945 tại Suối Sâu (huyện Trảng Bàng) đã vang lên những tiếng súng mở đầu cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp và chống Mỹ trên đất .
Sau năm 1975, nhân dân bắt tay xây dựng cuộc sống mới.
bao gồm 1 thị xã và 8 huyện:
- Thị xã : 5 phường và 5 xã
- Huyện Tân Biên: 1 thị trấn và 9 xã
- Huyện Tân Châu: 1 thị trấn và 11 xã
- Huyện Dương Minh Châu: 1 thị trấn và 10 xã
- Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 14 xã
- Huyện Hòa Thành: 1 thị trấn và 7 xã
- Huyện Bến Cầu: 1 thị trấn và 8 xã
- Huyện Gò Dầu: 1 thị trấn và 8 xã
- Huyện Trảng Bàng: 1 thị trấn và 10 xã
Tỉnh có 95 đơn vị cấp xã gồm 5 phường, 8 thị trấn và 82 xã
Trong 7 năm 2001-2007, nền kinh tế của liên tục phát triển.Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP giá cố định 1994) năm 2002 tăng 11,2 % so với năm 2001; năm 2003 tăng 18,4 % so với năm 2002; năm 2004 tăng 13,8 % so với năm 2003; năm 2005 tăng 16,3% so với năm 2004; năm 2006 tăng 17,87% so với năm 2005; năm 2007 tăng 17% so với năm 2006, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng: theo hướng tăng dần tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GDP. Tỷ trọng trong GDP của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng – dịch vụ trong các năm như sau :
Năm 2001: 47,2% - 20,5% - 32,3%
Năm 2002: 47,2% - 21,0% - 31,8%
Năm 2003: 42,4% - 25,4% - 32,2%
Năm 2004: 40,45% - 25,11% - 34,44% .
Năm 2005: 38,25% - 25,14% - 36,61%
Năm 2006: 35,12% - 25,62% - 39,25%
Năm 2007: 32,19% - 26,33% - 41,48%
là một trong 15 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương đã tự cân đối được ngân sách và thực hiện nghĩa vụ với Trung ương.
Phương hướng phát triển của trong thời gian tới gắn liền với phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những vùng kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước .
Các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:
- Đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu ngành, lĩnh vực, tập trung khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững.
- Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư (tăng cường huy động nguồn vốn trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài), khai thác các lợi thế, đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng trong tỉnh:
- Các huyện phía Nam tỉnh (Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu) theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và các dịch vụ dọc theo đường Xuyên Á.
- Các huyện phía Bắc (Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu) tập trung chuyển đổi cây trồng vật nuôi, ổnn định vùng nguyên liệu cây công nghiệp cho các nhà máy chế biến và thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở khai thác tốt lợi thế cửa khẩu, Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát và Nhà máy xi măng
- Đối với thị xã , Hòa Thành phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại du lịch ,dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, tập trung chỉnh trang, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
Phấn đấu đến 2010, tỷ trọng trong GDP của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 28 -32 - 40; GDP bình quân đầu người 1.000 USD, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển bền vững.
Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam.
nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. là thánh địa của đạo Cao Đài. Những người theo đạo này thờ Thiên Nhãn. Ngoài ra còn có đạo Phật, đạo Kitô và nhiều đạo khác.