Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện trang 112 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện trang 112 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Câu 2. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên. Câu 3. Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài nói trên ? ...
Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện trang 112 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Câu 2. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên. Câu 3. Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài nói trên ?
Câu 1. Đọc truyện sau .
Rùa và thỏ
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai :
- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy.
Rùa đáp :
- Anh đừng giễu tôi ! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn !
Thỏ ngạc nhiên :
- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao ? Ta chấp chú em một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó dốc sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ : "Chả việc gì mà vội, rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc." Vì vậy, nó cứ nhởn nho nhìn trời, mây, cây cỏ.
Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.
Theo LA PHÔNG-TEN
Câu 2. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
Câu 3. Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài nói trên ?
Trong muôn loài, rùa vốn nổi tiếng là chậm chạp, còn thỏ thì chạy nhanh như bay. Thế mà có một con rùa dám chạy thi với thỏ và thắng cả thỏ. Vì sao có chuyện ngược đời như vậy ? Sau đây, em xin kể đầu đuôi câu chuyện ấy.
Trả lời:
Câu 1. Đọc truyện Rùa và Thỏ.
Câu 2. Đoạn mở bài trong truyện là: “Trời vào thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy”.
Câu 3. Cách mở bài sau không kể thẳng vào sự việc để bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác sau đó mới dẫn vào câu chuyện định kể. (cách mở bài gián tiếp)
soanbailop6.com