24/04/2018, 21:16

Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối trang 39 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, Câu 1. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô,...

Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối – Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối trang 39 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào?b) Các tác giả quan sát cây bằng ...

Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối – Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối trang 39 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào?b) Các tác giả quan sát cây bằng các giác quan nào?c) Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa. Chúng có tác dụng gì trong bài văn?d) Trong ba bài trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể.

Câu 1. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:

a)   Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào?

–    Trong bài Sầu riêng, tác giả quan sát cây sầu riêng theo trình tự: xem xét hương vị của sầu riêng, quan sát hoa trái sầu riêng và cuối cùng là quan sát dáng vẻ của cây sầu riêng.

–   Trong bài Bãi ngô, tác giả quan sát cây ngô theo trình tự sau: sự phát triển của cây ngô từ lúc mới trồng đến lúc cây đã lớn, ra hoa, trổ bắp, kết hạt rồi ngô già tới mùa thu hoạch.

–     Trong bài Cây gạo, tác giả quan sát mùa cây gạo trổ hoa, rồi các cánh hoa rụng dần và cuối cùng những quả gạo xuất hiện cho tới lúc quả tách vỏ để các múi bông trắng nỗ ra.

b)   Các tác giả quan sát cây bằng các giác quan nào?

–      Các tác giả quan sát trước hết bằng thị giác (nhìn ngắm). Ngoài ra, các tác giả còn quan sát cây cối hoa trái bằng khứu giác (ngửi mùi thơm) và vị giác (cảm nhận vị ngon, bùi, béo khi ăn).

c)   Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa. Chúng có tác dụng gì trong bài văn?

–    Các hình ảnh so sánh:

– Mới ngày nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non.

– Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

… Những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng…

… Những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi…

những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười…

Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.

Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi…

Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con…

Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

–     Các hình ảnh nhân hóa:

– Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh.

– Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành…

Những hình ảnh so sánh và nhân hóa trên đây làm cho cách miêu tả trở nên sinh động hơn, giúp người đọc hình dung ra sự vật một cách cụ thể hơn và lời miêu tả cũng trở nên truyền cảm, hấp dẫn hợn.

Nói tóm lại, các hình ảnh so sánh và nhân hóa làm cho bài văn hay hơn, có giá trị nghệ thuật cao hơn.

d)  Trong ba bài trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể.

–    Trong ba bài trên, bài Bãi ngô và bài Sầu riêng miêu tả một loài cây. Bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e)   Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và khác với miêu tả một cây cụ thể?

–     Miêu tả một loài cây có điểm giống và cũng có điểm khác với miêu tả một cây cụ thể

– Điểm giống nhau là: Khi tả một cây cụ thể cũng phải nắm vững thời điểm trổ bông, ra trái của các loài cây đó. Một cây cụ thể cũng mang đặc điểm của cả loài cây về hình dáng, kích thước, về màu lá, sắc hoa..

Điểm khác nhau là: Khi tả một loài cây thì người ta thường chú ý đến việc miêu tả giới thiệu sự phát triển của loài cây đó. Người ta cũng cần chú ý đến các đặc điếm chung và lợi ích mà loài cây đó mang lại.

Khi tả một cây cụ thể, người ta đặc biệt chú ý đến vị trí riêng biệt mà nó mọc, hình dáng cụ thể của nó và những nét riêng mà các cây khác cùng loài không hẳn có.

Câu 2. Quan sát một cây mà em thích:

Trong miếng đất nhỏ ngay trước cửa nhà em, em có trồng một khóm hoa hồng.

Thân cây hồng nhỏ, thấp, chia làm nhiều cành, nhánh mảnh mai. Lá hồng nhỏ, màu xanh thẫm, có răng cưa viền quanh mép lá. Ở thân và cành mọc ra những chiếc gai ngắn nhưng nhọn sắc.

Hồng thường nhú nụ ở đầu cành. Nụ hoa lúc đầu có màu xanh nhạt và chỉ bé bằng cái hạt chanh. Nụ hoa lớn dần lên và hé nở để lộ ra màu đỏ của cánh hoa. Khi hoa đã nở bung, những cánh hoa đỏ thắm xếp chồng lên nhau. Giữa hoa có nhị hoa màu vàng. Buổi sáng sớm, khi ngắm những bông hoa còn long lanh một vài giọt sương đêm, thì em thích thú vô cùng. Từ những cánh hồng, một mùi thơm dịu nhẹ bay ra thơm ngát.

Em đã chăm sóc cây hồng thật cẩn thận. Em lấy que tre rào gốc lại để gà khỏi phá cây. Hằng ngày em tưới đủ nước mát để cây luôn tươi tốt và cho nhiều hoa đẹp. 

0