Tập làm văn lớp 5: Cấu tạo của bài văn tả người
Tập làm văn lớp 5: Cấu tạo của bài văn tả người Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 120, 121 Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 trang 120, 121 có ...
Tập làm văn lớp 5: Cấu tạo của bài văn tả người
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người
là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 trang 120, 121 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh nắm rõ cấu tạo của bài văn tả người, lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người. Mời các em cùng tham khảo.
I. Phần Nhận xét
Câu 1 (trang 119 sgk Tiếng Việt 5 tập 1): Đọc bài văn và trả lời câu hỏi (trang 119 sgk Tiếng Việt 5, tập một):
1. Xác định phẩn mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào.
2. Ngoại hình của A Cháng có những đặc điểm gì nổi bật?
3. Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
4. Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.
5. Từ bài văn trên, nhân xét về cấu tạo của bài văn tả người.
Trả lời:
1. Từ đầu đến "Đẹp quá".
- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.
2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...
4. - Câu văn cuối là phần kết bài.
- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Bài văn tả người thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu người định tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)
+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
GHI NHỚ
Bài văn tả người thường có 3 phần:
1. Mở bài: Giới thiệu người định tả.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật)
Về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng.
b) Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
II. Phần Luyện tập
Câu 2 (trang 121 sgk Tiếng Việt 5 tập 1): Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó).
Trả lời:
1. Mở bài: Giới thiệu người định tả: chị gái em.
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình:
Vóc dáng bên ngoài (chiều cao; dong dỏng)
Mái tóc: dài ngang vai
Đôi mắt: đen tròn, hàng mi dài
Làn da: ngăm ngăm, bóng hồng
Khuôn mặt: hình trái xoan
Cách ăn mặc: giản dị (khi đi chơi, khi đi làm)
b. Tả tính tình, hoạt động:
Lời nói: dịu dàng, dễ nghe
Cách cư xử với người khác: thân thiện, hòa nhã
Thói quen: chị rất hay cười
Tính tình: giản dị, chân thật
Dịu dàng và kiên nhẫn.
Chăm chỉ và khéo léo.
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em
- Yêu mến, gắn bó
Mong muốn lớn lên học được nhiều điều từ chị và cũng được mọi người yêu mến.
Dàn ý chi tiết tả một người trong gia đình em
>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 5: Luyện tập về quan hệ từ