24/04/2018, 17:34

Tập làm văn kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật, Câu 1. Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin....

Người ăn xin – Tập làm văn kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Câu 1. Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin. Câu 2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ? Câu 3. Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ? ...

Người ăn xin – Tập làm văn kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Câu 1. Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin. Câu 2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ? Câu 3. Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ?

I – Nhận xét
Câu 1. Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.
Câu 2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ?
Câu 3. Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ?
a) – Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – ông lão nói bằng giọng khản đặc.
b) Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

Trả lời:

Câu 1. Những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ân xin.
a) Những câu ghi lại ý nghĩ:
– Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết dường nào !
– Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
b) Câu ghi lại lời nói:
– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Câu 2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là người giàu lòng nhân ái, biết thương người nghèo khó.
Câu 3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin.
Cách 1: Dẫn trực tiếp. Đây là nguyên văn lời của ông lão ăn xin. Vì vậy ông xưng lão và gọi cậu bé bằng cháu.
Cách 2: Dẫn gián tiếp. Người viết, người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão.

0