Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối trang 52 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối trang 52 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 I. NHẬN XÉT.Câu 1. Đọc lại bài Cây gạo.Câu 2.Tìm các đoạn trong bài văn trên.Câu 3. Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn.múi nở đều, trắng lóa. II. LUYỆN TẬP. Câu 1. Xác định các đoạn văn và nội dung chính mỗi ...
Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối trang 52 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
I. NHẬN XÉT.Câu 1. Đọc lại bài Cây gạo.Câu 2.Tìm các đoạn trong bài văn trên.Câu 3. Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn.múi nở đều, trắng lóa. II. LUYỆN TẬP. Câu 1. Xác định các đoạn văn và nội dung chính mỗi đoạn trong bài Cây trám đen
I. NHẬN XÉT
Câu 1. Đọc lại bài Cây gạo
Câu 2. Tìm các đoạn trong bài văn trên.
Bài Cây gạo có ba đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến "nom thật đẹp".
Đoạn 2: từ "Hết mùa hoa" đến "thăm quê mẹ".
Đoạn 3: từ "Ngày tháng di" đến hết.
Câu 3. Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn.
Nội dung chính của mỗi đoạn:
Đoạn 1: Tác giả miêu tả hiện tượng cây gạo trổ hoa.
Đoạn 2: Tác giả tả cây gạo sau mùa hoa.
Đoạn 3: Tác giả tả cây gạo vào mùa kết trái và khi trái chín những mảnh vỏ tách ra cho các múi nở đều, trắng lóa.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1. Xác định các đoạn văn và nội dung chính mỗi đoạn trong bài Cây trám đen
Bài văn này, nếu chia theo cách ngắt đoạn và xuống hàng thì có 4 đoạn. Nếu chia theo nội dung thì có 3 đoạn.
Ở đây ta chia đoạn theo nội dung:
Đoạn 1: Từ đầu đến "dài chừng một gang".
Đoạn 2: Từ "Trám đen có hai loại" cho đến "mà không chạm hạt".
Đoạn 3: Phần còn lại
Nội dung chính của mỗi đoạn
Đoạn 1: Giới thiệu cây trám đen về vị trí, hình dáng cây và đặc điểm lá.
Đoạn 2: Tập trung nói về quả trám đen và các cách sử dụng quả.
Đoạn 3: Cảm xúc của tác giả khi nhớ về các cây trám đen ở quê hương.
Câu 2. Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loại cây mà em biết.
Bài tham khảo
Ở ngay đầu làng em có hai cây bàng cổ thụ. Cho đến bây giờ cũng không mấy người trong làng biết rõ hai cây này đã được trồng từ bao giờ, nhưng ngắm kĩ chúng, người ta hiểu rằng chúng đã nhiều tuổi lắm. Cả hai cây đều có gốc to nổi lên những u lớn xù xì. Thân bàng vươn cao. Cây nào cũng có 3 tán lá. Tán ở dưới cùng là tán lá to nhất, về mùa thu, bàng bắt đầu rụng lá và đến cuối đông thì chỉ còn trơ trụi những cành. Lúc này nhìn cây bàng thấy giống hệt những chiếc sừng hươu lớn. Nhưng vào đầu xuân những mầm non đã nhú ra và chỉ vài chục ngày sau lá đã phấp phới trên cành. Càng vào mùa hạ, cái nắng càng gay gắt thì lá bàng càng xanh tốt. Những tán bàng lớn lợp kín lá xanh xòe rộng ra tỏa bóng mát xuống cả một khu đất rộng, ở dưới bóng mát của tán bàng, trẻ con thường tới chơi đùa, đánh đáo, nhảy dây. Những người lớn đi làm đồng về hoặc đi chợ về thường ghé chân vào ngồi nghỉ dưới gốc bàng, đón nhận ngọn gió mát thổi từ cánh đồng vào cho mau khô đi những giọt mồ hôi trên trán.
Cây bàng không cho quả ngon như cây xoài, cây vải nhưng lại quý ở chỗ tán lá trở thành cái ô xanh đem lại cho con người những giây phút nghỉ ngơi mát mẻ, dễ chịu. Bởi thế mà mọi người đều quý hai cây bàng lớn đó, có lẽ nó sẽ còn đứng mãi ở đầu làng như hai người bạn thân thiết của dân làng.
soanbailop6.com