Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người trang 119 SGK Tiếng Việt 5 tập 1
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người trang 119 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người được tả bằng cách nào? ...
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người trang 119 SGK Tiếng Việt 5 tập 1
Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người được tả bằng cách nào?
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người
I. NHẬN XÉT
1. Xác định đoạn mở bài: từ đầu đến Đẹp quá!: Giới thiệu người định tả – Hạng A Cháng - bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khỏe đẹp của anh.
2. Hình dạng của A Cháng có nhiều điểm nổi bật (ngực nở vòng cung, da như gỗ lim, bắp tay, bắp chân rắn chắc như trắc gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng như cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận).
3. Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng em thấy A Cháng là người lao động rất khỏe, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.
4. Đoạn kết bài (Câu văn cuối bài — Sức lực tràn trề... chân núi Tơ Bo.)
Ý chính của đoạn: Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Bài văn tả người thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu người định tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)
+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,...)
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
II. LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em.
DÀN Ý
1) Mở bài: Ông nội là người gần gũi với em nhất
2) Thân bài:
a) Ngoại hình:
- Ông đã ngoài bảy mươi.
- Dáng người cao và gầy.
- Đi lại còn nhanh nhẹn.
- Mái tóc bạc trắng, luôn chải gọn.
- Khuôn mặt xương xương, có nhiều nếp nhăn.
- Đôi mắt không còn tinh anh.
- Hàm răng đã rụng đi mấy chiếc.
- Cái miệng móm mém nhưng tươi vui.
- Đôi bàn tay gầy, có vết đồi mồi.
- Lòng bàn tay chai sần.
b) Tính tình, hoạt động
- Giọng nói trầm, chậm rãi.
- Thích làm những việc như trồng cây, đan lát.
- Luôn quan tâm đến con cháu, ông mong em học giỏi để trở thành người có tài, có đức.
- Ông thường kể chuyện ngụ ngôn cho em nghe.
- Dạy em những điều hay lẽ phải.
- Quan tâm đến bà con làng xóm.
- Giúp đỡ những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn.
3) Kết bài
Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà.
Ông đem lại niềm vui đầm ấm trong gia đình em.
Em kính yêu ông vô hạn.
Em nguyện chăm ngoan học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.
soanbailop6.com