Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh trang 11 sgk Tiếng Việt 5 tập 1
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh trang 11 sgk Tiếng Việt 5 tập 1 Bài 1 đọc và tìm các phần trong bài văn. Bài 2 thứ tự miêu tả trong bài văn có gì khác với bài quang cảnh ngày mùa mà em đã học ...
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh trang 11 sgk Tiếng Việt 5 tập 1
Bài 1 đọc và tìm các phần trong bài văn. Bài 2 thứ tự miêu tả trong bài văn có gì khác với bài quang cảnh ngày mùa mà em đã học
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh
I. Nhận xét
Bài tập 1: Bài văn Hoàng hôn trên sông Hương có ba phần:
a) Mở bài (từ đầu đến... trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này): Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn xuống.
b) Thân bài (từ Mùa thu đến ...khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiểu cũng châm dứt) : Sự thay đổi màu sắc của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. Phần này có hai đoạn:
- Đoạn đầu từ "Mùa thu đến hai hàng cây": Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ hoàng hôn đến tối hẳn.
- Đoạn 2 (còn lại): Hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
c) Kết bài: (câu cuối): Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
Bài tập 2
Bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" tả từng bộ phận cảnh theo thứ tự:
+ Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
+ Tả các màu vàng khác nhau của cảnh, vật.
+ Tả thời tiết, con người.
Bài "Hoàng hôn trên sông Hương" tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian theo thứ tự.
+ Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
+ Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Tả hoạt động của con người bên bờ sông, mặt sông từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
+ Tả sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
Ghi nhớ:
Bài văn tả cảnh thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
- Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi cùa cảnh theo
- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
III. Luyện tập
1. Cấu tạo của bài văn Nắng trưa có ba phần
- Mở bài: (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.
- Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa. Có bốn đoạn:
+ Đoạn 1: (từ Buổi trưa trong nhà đến bốc lên mãi): Hơi đất trong nắng
dữ dội.
+ Đoạn 2: (từ Tiếng gì xa vắng đến hai mi mắt khép lại): Tiếng võng tiếng hát ru em trong nắng trưa.
+ Đoạn 3: (từ Con gà nào đến bóng duổi cũng lặng im): Cây cối và con vật trong nắng trưa.
+ Đoạn 4: (từ Ấy thế mà đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh mẹ trong nắng trưa.
- Kết bài (câu cuối - kết bài mở rộng): Cảm nghĩ về mẹ.