Tập làm văn – Luyện tập tả người trang 90, 91, 92 vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 1: Tập làm văn – Luyện tập tả...
Tập làm văn – Luyện tập tả người (Tả ngoại hình). 1. Chọn làm một trong hai bài tập a hoặc b . Tập làm văn – Luyện tập tả người trang 90, 91, 92 Vở bài tập (SBT) Tiếng Việt lớp 5 tập 1 – Tập làm văn – Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) Tập làm văn – Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) 1. ...
Tập làm văn – Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
1. Chọn làm một trong hai bài tập a hoặc b :
a) Đọc lại bài Bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki (Tiếng Việt 5, tập một, trang 122 – 123), trả lời vắn tắt các câu hỏi sau :
– Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà? |
…………………………… |
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu. |
…………………………… |
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào? | …………………………… |
– Đoạn 2 tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? | …………………………… |
Các đặc điểm đó cho biết điều gì về ngoại hình và tính tình của bà? |
…………………………… |
b) Đọc đoạn văn Chú bé vùng biển (Tiếng Việt 5, tập một, trang 130), trả lời các câu hỏi sau :
– Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hĩnh của bạn Thắng ?
Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng.
Câu 2: Tả chiều cao của Thắng.
Câu 3 : …….
Câu 4 : …….
– Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng ?
2. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, một người bạn, chú công an, người hàng xóm…)
Trả lời :
1.
a) Đọc lại bài Bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki (Tiếng Việt 5, tập một, trang 122 – 123), trả lời vắn tắt các câu hỏi sau :
– Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà? |
– Tả mái tóc của bà qua đôi mắt nhìn của đứa cháu (gồm 3 câu). |
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu. |
Câu 1: mở đoạn, giới thiệu bà ngồi cạnh cháu, chải đầu. Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà với các đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ. Câu 3. tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu, tả từng động tác của bà. |
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào? |
Ba câu, ba chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước. |
– Đoạn 2 tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? |
– Tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà (gồm 4 câu). + Câu 1 – 2 tả giọng nói (câu 1 tả đặc điểm chung của giọng nói, câu 2 tả tác động giọng nói, tới tâm hồn cậu bé). + Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt bà mỉm cười. Tình cảm ẩn chứa trong đôi mắt. + Câu 4 : tả khuôn mặt của bà. |
Các đặc điểm đó cho biết điều gì về ngoại hình và tính tình của bà? |
– Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ với nhau, cho nhau, làm hiện rõ vẻ ngoài cùng tính tình của bà: dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời và lạc quan. |
b) Đọc đoạn văn Chú bé vùng biển (Tiếng Việt 5, tập một, trang 130), trả lời các câu hỏi sau :
– Đoạn vân tả những đặc điểm nào về ngoại hĩnh của bạn Thắng ?
Câu 1 : Giới thiệu chung về Thắng.
Câu 2 : Tả chiều cao của Thắng.
Câu 3 : Tả nước da của Thắng.
Câu 4 : Tả thân hình của Thắng.
Câu 5 : Tả cặp mắt của Thắng
Câu 6 : Tả cái miệng của Thắng.
Câu 7 : Tả cái trán của Thắng.
– Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
Tất cả những đặc điểm được miêu tả trên hỗ trợ cho. nhau, làm hiện rõ vẻ ngoài của Thắng. Một đứa trẻ lớn lên ở biển, bơi lội rất giỏi, có sức khỏe dẻo dai và cả sự thông minh, bướng bỉnh nhưng gan dạ và tươi vui của Thắng.
2. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, một người bạn, chú công an, người hàng xóm…)
1. Mở bài : Giới thiệu người định tả (tên gì ? ở đâu ? em gặp gỡ lúc nào ?
2. Thân bài : Tả cô giáo cũ của em.
– Ngoại hình (tuổi tác, hình vóc, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng).
– Tính tình (giản dị, dịu dàng, thương yêu học trò hết mực, giảng bài dễ hiểu, sẵn sàng giảng lại và là một người nhiệt tình với đồng nghiệp).
– Cô để lại cho em những ấn tượng khó quên.
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em.
– Em luôn yêu kính cô giáo.
– Mong cô có sức khỏe tốt. Cố gắng học tốt để xứng đáng là học trò của cô.