Tập làm văn – Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật trang 103 vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 1: Tập làm văn – Cấu tạo bài...
Tập làm văn – Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật. 1. Đọc bài văn Cái cối tân (Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 – 144), trả lời các câu hỏi sau . Tập làm văn – Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật trang 103 Vở bài tập (SBT) Tiếng Việt 4 tập 1 – Tập làm văn – Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật TẬP LÀM VĂN ...
TẬP LÀM VĂN – CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I – Nhận xét
1. Đọc bài văn Cái cối tân (Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 – 144), trả lời các câu hỏi sau :
a) Bài văn tả cái gì? …………………..
b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
Phần |
Từ …. đến …. |
Nói điều gì ? |
Giống cách mở bài, kết bài nào đã học |
Mở bài |
…………….. |
…………….. |
…………….. |
Kết bài |
…………….. |
…………….. |
…………….. |
c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
– Tả hình dáng: – Vành cối, áo cối
– Hai tai cối
– Tả công dụng: – Đổ thóc vào cối
2. Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?
II – Luyện tập
Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường (Tiếng Việt 4, tập một, trang 145), thực hiện các yêu cầu sau :
a) Viết lại câu văn tả bao quát cái trống
b) Viết tên các bộ phận của cái trống được miêu tả
c) Viết lại những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống
Viết thêm phần mở bài
Viết thêm phần kết bài
TRẢ LỜI:
I – Nhận xét
1. Đọc bài văn Cái cối tân (Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 – 144), trả lời các câu hỏi sau :
a) Bài văn tả cái cối.
b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
Phần |
Từ… đến… |
Nói điều gì ? |
Giống cách mở bài, kết bài nào đã học |
Mở bài |
từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống. |
Nói lên sự xuất hiện của cái cối. |
Giống cách mở bài trực tiếp. |
Kết bài |
từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi…. |
Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà. |
Giống như cách kết bài mở rộng |
c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
Tả hình dáng:
– cái vành cối, cái áo
– hai cái tai, cái lỗ tai
– hàm răng cối
– dăm cối, cần cối
– cái chốt
– cái dây thừng
=> Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.
Tả công dụng
– đổ thóc vào cối
– xung quanh cối
– vành cối
– tiếng cối phát ra khi xay (ù ù)
=> Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.
2. Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?
Khi tả một đồ vật, trước hết, nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật được tả.
II – Luyện tập
Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 145), thực hiện các yêu cầu sau :
a) Viết câu văn tả bao quát cái trống :
Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .
c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống:
– Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng ; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.
Âm thanh : Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng ! Cắc, tùng !” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.
Viết thêm phần mở bài
– Trực tiếp : Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.
– Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.
Viết thêm phần kết bài
– Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.
– Không mở rộng : Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.