Tăng tốc máy tính – 12 bước để có một máy tính luôn như mới
Máy tính của bạn sẽ trở nên chậm chạp và ì ạch dần theo thời gian và tất nhiên là lúc này sẽ xảy ra tình trạng treo, giật, lag… rất khó chịu khi sử dụng. Vậy làm thế nào để đảm bảo máy tính của bạn luôn hoạt động ổn định và đạt hiệt suất cao nhất ? Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các ...
Máy tính của bạn sẽ trở nên chậm chạp và ì ạch dần theo thời gian và tất nhiên là lúc này sẽ xảy ra tình trạng treo, giật, lag… rất khó chịu khi sử dụng.
Vậy làm thế nào để đảm bảo máy tính của bạn luôn hoạt động ổn định và đạt hiệt suất cao nhất ? Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tối ưu và loại bỏ những tính năng không cần thiết trên Windows để máy tính của bạn luôn hoạt động ổn định như lúc mới mua.
Tăng tốc độ máy tínhXin lưu ý với các bạn là ” tăng tốc độ máy tính” ở đây tức là giữ máy tính của bạn hoạt động luôn ổn định như lúc mới mua chứ không phải là tăng tốc độ máy tính nhanh hơn đâu nhé. Muốn nhanh hơn chẳng có cách nào khác ngoài việc nâng cấp phần cứng. OK!
Về cơ bạn, những thủ thuật này sẽ này áp dụng được cho tất cả các phiên bản Windows (Win XP/ 7/ 8/ 10) và có cách làm thì tương đối giống nhau. Bạn có thể tham khảo 12 bước để có một máy tính luôn mạnh khỏe, hoạt động tốt sau đây:
1. Xóa các tập tin rác
Trong quá trình sử dụng Windows như cài phần mềm, soạn thảo văn bản, sửa xóa file thì máy tính sẽ tự động tạo ra các file rác, lâu dần nó sẽ làm máy tính của bạn chậm chạp và chiếm nhiều tài nguyên hơn. Chính vì thế công việc đầu tiên là xóa file rác định kỳ.
Xóa rác trong thư mục Temp
Thư mục này chứa rất nhiều file tạm trong quá trình sử dụng máy tính, bạn có thể xóa tất cả các file trong folder temp này bất cứ lúc nào bạn thích nhé. Cách làm như sau:
Thực hiện: Mở hộp thoại run (Windows + R) lên và gõ lệnh %temp% => nhấn Enter.
Sau đó bạn nhấn Ctrl + A => nhấn Delete để xóa hoặc Shift + Delete để xóa vĩnh viễn nhé.
Xóa file rác trong thư mục TempNote: Mình mới bổ sung thêm bài viết dọn sạch rác trên máy tính rất đầy đủ, để xóa các file rác trên máy tính thì bạn đọc thêm bài viết này nhé.
- Đề xuất: [TUT] Làm thế nào để máy tính luôn hoạt động tốt ?
2. Vô hiệu hóa các Service và Startup không cần thiết
Việc vô hiệu hóa các service và startup cũng khá cần thiết và giúp giảm tải đáng kể cho máy tính của bạn. Khi bạn cài đặt phần mềm, một số chương trình sẽ tự động kích hoạt chế độ khởi động cùng hệ thống, chính vì thế đây chính là nguyên nhân khiến máy tính của bạn khởi động chậm và tắt máy lâu.
Thực hiện:
+ Bước 1: Mở hộp thoại Run (Windows + R) lên và gõ lệnh msconfig => nhấn Enter. Một cửa sổ mới sẽ xuất hiện bạn làm tiếp như sau:
+ Bước 2: Di chuyển đến Tab Services và tích vào lựa chọn “Hide all Microsoft services” để hiển thị tất cả các chương trình, ứng dụng đang chạy cùng hệ thống.
Tại đây bạn lựa chọn những ứng dụng mà bạn thấy không cần thiết và tích vào Disable sau đó nhấn Apply để áp dụng thay đổi.
+ Bước 3: Tiếp theo chuyển qua tab Startup để loại bỏ những chương trình khởi động cùng windows đi. Bạn nên để lại các ứng dụng thực sự cần thiết ví dụ như unikey, idm, phần mềm diệt virus.. thôi. Còn những thứ khác thì Disable hết đi để có thể tăng tốc độ khởi động máy tính.
3. Gỡ các phần mềm không cần thiết
Công việc cần làm tiếp theo là gỡ bỏ phần mềm (click để xem bài hướng dẫn chi tiết) khi bạn không còn dùng đến nữa để giải phóng ổ cứng cũng như giúp máy tính bạn bớt ì ạch hơn.
Để gỡ bỏ các phần mềm này bạn có thể vào Control Panel => chọn Uninstall a program tìm đến các phần mềm không dùng và tiến hành gỡ bỏ.
Gỡ các phần mềm không cần thiết4. Sử dụng Disk Cleanup hoặc Ccleaner
Một công việc rất quan trọng nữa đó là sử dụng công cụ dọn rác có sẵn trên windows đó là Disk Cleanup để dọn sạch tất cả các file trên trên phân vùng ổ cứng của bạn.
- Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng Disk Cleanup trên Windows đúng cách nhất
Thực hiện:
Mở hộp thoại run (Windows + R) lên và gõ lệnh cleanmgr => nhấn Enter. Sau đó bạn chỉ cần lựa chọn ổ muốn quét và nhấn OK
Dọn rác máy tínhLưu ý: Ưu tiên quét ổ chứa hệ điều hành trước, bởi vì ổ này chúng ta thao tác và sử dụng nhiều nhất nên tất nhiên là rác cũng rất nhiều.
Có một công cụ hỗ trợ rất tốt cho bạn trong việc này đó sử dụng công cụ hỗ trợ dọn rác, phần mềm Ccleaner (khuyến khích các bạn nên sử dụng).
Tips: Nên thực hiện công việc này 1 tháng/ lần nếu bạn thường xuyên sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất. (Nếu bạn sử dụng ít thì có thể 2 tháng)
5. Chống phân mảnh ổ cứng định kỳ
Để máy tính hoạt động ổn định thì việc chống phân mảnh ổ cứng chắc chắn là không thể thiếu được rồi. Đã có một bài viết rất chi tiết mà blogchiasekienthuc đã chia sẻ cho các bạn rồi, nếu chưa đọc bạn có thể xem nguyên nhân và cách chống phân mảnh ổ cứng tại đây.
Note: Tuyệt đối không chống phân mảnh cho ổ cứng SSD nhé, vì cơ chế hoạt động của ổ cứng SSD là hoàn toàn khác. Đối với ổ SSD thì bạn không cần phải thực hiện chống phân mảnh.
6. Chỉnh lại kích thước thùng rác (Recycle Bin)
Mỗi phân vùng ổ cứng lại có một dung lượng thùng rác khác nhau, phân vùng càng lớn thì kích thước lưu trữ thùng rác càng lớn. Nguyên lý làm việc của nó là mỗi khi bạn xóa một file nào đó trên ổ cứng thì nó sẽ được di chuyển vào thùng rác. Và khi thùng rác đầy thì những file đã xóa cũ hơn sẽ tự động bị xóa vĩnh viễn ra khỏi máy tính, cứ như thế file mới sẽ đẩy file cũ xuống và nó sẽ xóa theo trình tự như vậy.
Chính vì thế bạn nên chỉnh lại dung lượng thùng rác cho phù hợp. Vừa tối được dung lượng ổ cứng mà lại vừa tăng tốc độ máy tính. Để làm được việc này, bạn chỉnh như sau:
Thực hiện:
Nhấn chuột phải vào thùng rác (Recycle Bin) và chọn Properties. Sau đó lựa chọn từng phân vùng ổ cứng là đặt lại dung lượng lưu trữ cho thùng rác.
Như các bạn thấy ổ BACKUP của mình có dung lượng là 244GB, và nó tạo ra thùng rác có dung lượng là 14548 MB (14,5GB). Rất phí đúng không, bạn nên để 4-5GB là hợp lý.
Chỉnh lại dung lượng thùng rác7. Vô hiệu hóa chức năng System Restore
Chế độ System Restore giúp người dùng đưa máy tính về trạng thái hoạt động gần nhất nếu chẳng máy máy tính bạn có bị lỗi.
Nhưng mình thấy tính năng này ” lợi thì ít mà hại thì nhiều”, không phải tự nhiên mà mình nói như thế. Theo như mặc định thì Windows sẽ tự động lưu lại trạng thái của hệ thống từng ngày một, chính vì thế mà nó sẽ gây tổn hại cho ổ cứng và là nơi trú ngụ của virus. Chính vì thế mà mình khuyên bạn nên tắt ngay tính năng System Restore này đi nhé. Thay vào đó bạn có thể tạo ra cho mình một bản ghost để dự phòng hoặc sử dụng công cụ RollBack Rx nhé.
Hướng dẫn tắt System Restore trên Windows XP
- Nhấn chuột phải vào “My Computer” => chọn “Properties”
- Tại cửa sổ “System Properties” bạn chọn thẻ “System Restore” sau đó đánh dấu vào “Turn off System Restore on all Drives” rồi bấm “OK” để hoàn tất.
Hướng dẫn tắt System Restore trên Windows 7/8/8.1/10
Nhấn chuột phải vào My Computer => chọn Properties => chuyển qua tab System Protection => chọn Advanced system settings chọn Configure sau đó nhấn Delete để xóa các bản sao lưu trước đó => cuối cùng tích vào lựa chọn ” Disable System Protection” và nhấn OK để hoàn tất.
Cách tắt System Restore của Windows8. Set thêm ram ảo cho máy tính
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến máy tính của bạn chạy chậm đó là thiếu ram, nếu có điều kiện thì bạn nên mua thêm RAM cho máy tính, hoặc nếu không có điều kiện hoặc ngại đi mua thì bạn có thể set thêm ram ảo cho máy tính.
Tất nhiên là sẽ không thể hiệu quả bằng RAM thật được nhưng cũng là một cách rất tốt giúp bạn hạn chế được tình trạng thiếu RAM.
=> Xem thêm bài hướng dẫn set ram ảo cho máy tính
9. Bật tính năng khởi động nhanh trên Windows 8/8.1
Nếu như bạn đang sử dụng phiên bản Windows 8 thì có thể kích hoạt tính năng khởi động nhanh, nó giúp bạn tích hợp tính năng Shutdown và Hibernate vào nút Start.
Để bật tính năng này thì bạn làm như sau: Vào Control Panel => chọn Power Options sau đó bạn chọn Choose what the power button does
- Đề xuất: Cách bật chế độ Sleep (ngủ) và Hibernate (ngủ đông)
Ngoài ra, để tăng tốc độ khởi động cho máy tính thì chúng ta còn có một cách khác nữa đó là tăng số lượng lõi khởi động lên. Mặc định nó là 1, bây giờ bạn có thể để là 2 hoặc 3 tùy thuộc vào số nhân của CPU trong máy tính bạn. Tốt nhất là tăng lên 2 thôi.
Thực hiện như sau:
Mở hộp thoại Run (Windows + R) => tiếp theo bạn hãy nhập vào từ khóa msconfig => nhấn Enter để thực hiện.
Một cửa sổ mới sẽ được mở ra, bạn chuyển qua tab Boot => nhấn vào Advanced options.… => tích vào dòng Number of processors và chọn số lõi mà bạn muốn. Ở đây mình sẽ để là 2.
Cuối cùng nhấn OK => Apply để áp dụng.
10. Sử dụng phần mềm diệt virus
Một điều rất quan trọng nữa mà bạn không thể bỏ qua đó là phần mềm diệt virus. Một chiếc máy tính mạnh khỏe và ổn định thì không thể thiếu một trình antivirus được.
Phần mềm diệt virus không làm tăng tốc độ máy tính của bạn nhưng nó sẽ giữ máy tính của bạn luôn ổn định và tránh được những mối nguy hiểm trên internet rất hiệu quả.
11. Giữ cho máy tính không quá nóng
Nếu như bạn đang sử dụng Laptop thì hạn chế để lên chăn, gối khi sử dụng nhé. Bạn nên đặt ở nơi thoáng mát và nên sử dụng một chiếc quạt tản nhiệt cho máy tính nhé.
Máy tính quá nóng sẽ ảnh hưởng đến rất hiệu suất làm việc và nguy hiểm hơn là hỏng phần cứng như pin, main, ổ cứng…
Chính vì thế mình khuyên các bạn nên trang bị ngay cho máy tính của mình một chiếc quản tản nhiệt (nếu như bạn đang sử dụng Laptop). Giá thành cũng rất rẻ thôi, chỉ hơn 100k/ cái. Còn nếu như bạn đang sử dụng PC thì có thể lắp thêm quạt gió để cho máy luôn mát và hoạt động tốt nhé.
Nên xem: Kiểm tra nhiệt độ ổ cứng
12. Vệ sinh cho máy tính thường xuyên
Điều quan trong cuối cùng mà mình muốn nói với các bạn đó là việc lau chùi, vệ sinh cho máy tính thường xuyên. Một trong những nguyên nhân gây nóng máy đó chính là các bụi bẩn bít kín hết lỗ thoáng khiến máy tính không thể thoát khí nóng được ra ngoài. Chính vì thế bạn cần thường xuyên vệ sinh cho máy tính để máy tính có thể hoạt động được ổn định nhất.
Update: Áp dụng trên Windows 10 Creator (Version 1703) trở lên
Ngoài các cách bên trên ra, nếu như bạn đang sử dụng Windows 10 Creator thì bạn có thể áp dụng thêm cách thiết lập tự động dọn dẹp ổ cứng để máy tính tự động xóa các file rác, các file tạm không cần thiết nhằm lấy lại không gian lưu trữ cho ổ cứng và cũng là tránh virus trú ẩn bên trong.
Thực hiện:
Nhấn vào nút Start => chọn Settings (Cài đặt) => chọn tiếp System (Hệ thống) => chọn tiếp mục Storage (Lưu trữ) => sẽ xuất hiện giao diện như hình bên dưới.
Tại phần Storage sense (nhận biết lưu trữ) => bạn để ON như hình bên dưới => tiếp theo click vào dòng Change how we free up space để thiết lập.
Tại đây sẽ có các lựa chọn như:
- Delete temporary files that my apps aren’t using: Xóa các ứng dụng tạm thời mà các ứng dụng của tôi hiện không sử dụng.
- Delete files that have been in the recycle bin for over 30 days: Xác các tập tin trong thùng rác khi đã quá 30 ngày.
Ngoài ra, bạn có thể nhấn vào Clean now để thực hiện dọn dẹp thủ công cho ổ cứng của bạn.
Lời kết
Trên đây là 12 việc cần làm giúp tăng tốc độ máy tính và đảm bảo máy tính của bạn hoạt động luôn như mới. Bạn nên áp dụng ngay cho máy tính của mình bởi vì đây là những thủ thuật rất đơn giản mà mình nghĩ ai cũng có thể làm được. Hi vọng những thủ thuật nhỏ này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thành công!
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com