15/01/2018, 09:54

Tăng điểm liệt lên 3 điểm và những đề xuất đáng chú ý trong kỳ thi THPT quốc gia 2018

Tăng điểm liệt lên 3 điểm và những đề xuất đáng chú ý trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 Điểm đáng chú ý trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 Tăng điểm liệt lên 3 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 VnDoc.com ...

Tăng điểm liệt lên 3 điểm và những đề xuất đáng chú ý trong kỳ thi THPT quốc gia 2018

Tăng điểm liệt lên 3 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018

VnDoc.com luôn cập nhật những thông tin hữu ích nhất tới các bạn học sinh liên quan đến kỳ thi THPT Quốc Gia, mời các bạn tham khảo tài liệu: .

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 có rất nhiều đề xuất từ các chuyên gia ngành giáo dục, các giáo viên và cả dư luận nói chung về vấn đề cải cách thi cử, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp. Trong đó nổi bật và gây tranh cãi nhất có thể kể tới những đề xuất như: tăng điểm liệt lên 3 điểm, trừ điểm nếu chọn đáp án sai, tăng số đáp án lên 5 câu cho 1 câu hỏi... Một số đề xuất từ dư luận đã được Bộ GD&ĐT cân nhắc thực hiện trong kỳ thi vừa qua, nhưng một số đề xuất có thể sẽ tiếp tục được nghiên cứu, bàn luận và đưa vào thi hành trong thời gian tới để nâng cao chất lượng kỳ thi cấp quốc gia cực kỳ quan trọng này.

Tăng độ khó của đề thi THPT quốc gia 2018

Đề thi năm 2017 chưa đáp ứng được việc tuyển sinh của các trường top trên, đặc biệt là một số ngành như công an, quân đôi, y dược... Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mới đây đã khẳng định Bộ sẽ nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng hơn các câu hỏi trong đề thi 2018 để tăng độ phân hóa của đề, đồng nghĩa với đó là gia tăng độ khó của đề thi. Trước đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng, Bộ nên thay đổi tỷ trọng kiến thức trong đề, thay vì 60% cơ bản và 40% nâng cao thì nên đổi thành 40% cơ bản và 60% nâng cao.

Tăng mức điểm liệt lên 3 điểm

Năm 2017, số bài thi bị điểm liệt giảm đáng kể so với năm 2017. Nguyên nhân là do năm nay trừ môn Văn các môn thi khác đều thi dưới hình thức trắc nghiệm, vì vậy, tạo điều kiện cho các thí sinh dễ đạt điểm cao và khó bị điểm liệt. Thậm chí nhiều thí sinh chỉ cần khoanh bừa cũng có thể đạt điểm bài thi trên 1. Năm 2017,đã có ý kiến cho rằng nên tăng điểm liệt lên 3 điểm nếu tiến hành thi trắc nghiệm, nhưng ý kiến này chưa nhận được sự phê duyệt của Bộ GD&ĐT, trước tình hình nhiều thí sinh có điểm thi rất thấp nhưng vẫn được tốt nghiệp và xét tuyển, 2018, nhiều khả năng mức điểm liệt sẽ được nghiên cứu lại.

Giảm chênh lệch giữa các đối tượng ưu tiên

Vấn đề điểm ưu tiên là điểm nóng nhất trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, khi mà thí sinh thành phố đạt điểm cao nhưng không được cộng điểm thì ít có cơ hội được học tại các trường top đầu, trong khi thí sinh được ưu tiên dù có điểm thi thấp hơn nhưng vẫn trúng tuyển. Nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất Bộ nên giảm mức chênh lệch giữa các đối tượng và khu vực ưu tiên xuống bằng 1 nửa so với hiện nay. Hiện Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến của dư luận và nghiên cứu, tính toán mức điểm này để phù hợp với tình hình cả nước.

Khoanh bừa mà sai có thể bị trừ điểm

Với cơn mưa điểm 10 của kỳ thi THPT quốc gia 2017, nhiều chuyên gia cho rằng đề thi chưa hẳn đã đánh giá đúng thực lực của thí sinh vì về cơ bản đề thi năm nay khá dễ, thí sinh khoanh bừa cũng có thể đạt điểm cao. Để hạn chế việc học tủ, học vẹt vẫn đang còn tồn đọng và tăng tính đánh giá, phân loại thí sinh của đề thi, các chuyên gia đề xuất Bộ nên có phương án trừ điểm nếu chọn đáp án sai. Mức trừ đang được đề xuất là 1/3 điểm của mỗi câu.

0