Tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" bài số 7 - 10 Bài văn phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" của Nguyễn Du
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm để lại nhiều tiếng vang trong nền thi ca Việt NamTrích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là giai đoạn sau khi Thúy Kiều bán mình chuộc cha và em trai, Nàng bị Mã Giám Sinh và Tú Bà kết hợp với nhau đẩy nàng vào lầu xanh. Thúy Kiều tìm cách tự ...
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm để lại nhiều tiếng vang trong nền thi ca Việt NamTrích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là giai đoạn sau khi Thúy Kiều bán mình chuộc cha và em trai, Nàng bị Mã Giám Sinh và Tú Bà kết hợp với nhau đẩy nàng vào lầu xanh.
Thúy Kiều tìm cách tự tử nhưng được Tú Bà cứu sống sợ nàng chết thì bà ta lỗ vốn nên bà ta buông lời dụ dỗ Kiều tiếp khách. Nàng bị khóa giam lỏng ở lầu Ngưng Bích ngày ngày có người mang cơm cho ăn nhưng khó lòng mà trốn thoát khỏi nơi đây. Tâm trạng Thúy Kiều khi sống ở lầu Ngưng Bích là một tâm trạng ê chề, chán chường, muốn chết mà không cho chết, muốn sống mà sống không yên. Nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu, gia phụ khiến nàng càng thêm chua xót, tủi hổ cho thân phận mình.
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Hai từ “khóa xuân” thể hiện sự giam cầm tâm hồn và thể xác của Thúy Kiều tại nơi này. Nàng đang trong thời kỳ xuân sắc, có vẻ đẹp tuyệt trần tài năng vẹn toàn đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc, êm ấm bên người thân hoặc bên người đàn ông tốt yêu nàng thật lòng. Nhưng Thúy Kiều phải sống ở một nơi nhơ nhuốc, trở thành kẻ mua vui cho người khác.
Kiều ở lầu ngưng bíchThông qua những từ ngữ miêu tả của tác giả Nguyễn Du ta thấy thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích vô cùng mênh mông rộng lớn. Chính sự bao la, bát ngát đó càng làm cho Thúy Kiều cảm thấy mình nhỏ bé, cô đơn lẻ loi giữa mênh mông trời biển. Xung quanh chỗ nàng ở có những bụi hồng gai, những cồn cát nhỏ bụi tung mịt mờ trắng xóa, thể hiện cho sự mờ mịt của đời nàng khi nhìn về tương lai. Thúy Kiều cảm thấy tâm trạng càng ngày càng buồn chán, u ám hơn khi nhìn cảnh vật nơi đây.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Hai từ bẽ bàng thể hiện sự tủi thân, ê chề của Thúy Kiều nàng cảm thấy tấm thân mình giờ này nhơ nhuốc, nhục nhã ê chề, không còn xứng đáng được hưởng hạnh phúc nữa. Trong cảnh trời đất mênh mang, bao la cỏ cây cát bụi xa mờ này làm cho Thúy Kiều trào dâng tình cảm nhớ tới những người thân thương nhớ người yêu thề non hẹn biển của mình đó là Kim Trọng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Trong những câu thơ này Thúy Kiều nhớ lại những lời thề non hẹn biển của nàng với Kim Trọng. Nhớ lại giây phút bên nhau rồi nàng lại lo lắng khi tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng đang đi tìm mình ở khắp nơi. Nhưng tìm làm gì khi thân nàng giờ này đã nhuốm hồng trần, nhơ bẩn không còn trắng trong nữa. Tấm thân này gột rửa bao giờ cho phai, bao giờ mới có thể trở về là một người con gái trinh nguyên, thanh khiết, có lẽ là không thể nào được nữa.
Trong những câu thơ thể hiện sự đau xót, bẽ bàng, cô đơn của Thúy Kiều. Thông qua câu thơ cho chúng ta thấy Thúy Kiều là người chung thủy, sắc son, trong hoàn cảnh bi ai nhưng nàng vẫn luôn lo lắng cho người yêu và người thân của mình.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Người thứ hai Thúy Kiều nhớ tới đó chính là cha mẹ nàng, nàng lo lắng cho phụ mẫu không có ai chăm sóc sớm khuya. Điều này thể hiện Thúy Kiều là người con vô cùng hiếu thảo luôn nghĩ tới cha mẹ già yếu. Luôn muốn được ở gần phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già, đó là tấm lòng đáng quý đáng trân trọng của một người con dành cho đấng sinh thành của mình.
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa….
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Điệp từ “buồn trông” thể hiện tâm trạng , chán chường, của Thúy Kiều. Nàng buồn nên nhìn cảnh vật xung quanh cũng thê lương, u ám, héo hắt như nàng vậy.
Trong trích đoạn này tác giả Nguyễn Du đã vô cùng thành công với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình mượn cảnh vật xung quanh để nói lên tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều. Nỗi cô đơn tuyệt vọng của nàng đã được đẩy lên cao độ trong không gian im lặng, bát ngát mênh mông, không hề có sự xuất hiện của con người ngoài Thúy Kiều càng làm cho nàng cảm thấy mình lẻ loi, cô độc.