Tâm Sự: Mặt Nạ Guy Fawkes Bà Những Bí Ẩn
Contents : Mặt Nạ Guy Fawkes Bà Những Bí Ẩn Đa số mọi người biết đến chiếc mặt nạ Guy Fawkes bởi lẽ nó là biểu tượng của nhóm siêu hacker Anonymous và thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh, văn học. Nhưng ít ai biết rằng đằng sau chiếc mặt nạ này còn có những giai ...
Contents
: Mặt Nạ Guy Fawkes Bà Những Bí Ẩn
Đa số mọi người biết đến chiếc mặt nạ Guy Fawkes bởi lẽ nó là biểu tượng của nhóm siêu hacker Anonymous và thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh, văn học. Nhưng ít ai biết rằng đằng sau chiếc mặt nạ này còn có những giai thoại và bí ẩn hết sức thú vị cùng những ý nghĩa sâu sắc. Nào! Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vì đâu, vì điều gì mà chiếc mặt nạ này đã hiện diện trên các cuộc tấn công quy mô lớn, các cuộc biểu tình và trở thành biểu tượng của sự tự do, vô chính phủ nhé.
Bắt nguồn từ một huyền thoại cách mạng
Ít ai biết rằng mặt nạ này bắt nguồn từ cái tên và khuôn mặt của một người có thật. Khởi nguồn từ câu chuyện từng gây chấn động lịch sử trong thế kỷ 17. Guy Fawkes (13/4/1570 – 31/1/1606), còn được gọi là Guido Fawkes, là một thành viên của một nhóm tín đồ công giáo Anh cùng với 12 người bạn âm mưu làm nổ tung tòa nhà Quốc hội Anh vào ngày 5/11/1605. Họ muốn tiến hành việc đó nhằm ám sát vua James Đệ nhất và hoàng tử xứ Wales, cũng như các thành viên quốc hội khác theo đạo tin lành. Guy và những người bạn chuẩn bị 36 thùng thuốc nổ, đem đến đặt ở tầng hầm của tòa nhà Thượng nghị viện. Mọi việc chuẩn bị đã xong xuôi nhưng một số người trong nhóm suy nghĩ lại và lo sợ hậu quả nên đã gửi thư nặc danh cho một người bạn của Guy là nghị sĩ Monteagle, để khuyên ông này tránh xa tòa nhà sẽ xảy ra vụ nổ. Không may lá thư lọt vào tay nhà vua. Âm mưu liền bị chặn đứng.
Năm 1606, Fawkes bị kết tội phản quốc, chịu hình phạt ở mức cao nhất là treo cổ, móc lấy nội tạng và cho xe kéo lê khắp phố phường. Thi thể của ông được đưa đến bốn vùng của nước Anh để mọi người tận mắt chứng kiến. Nhà vua hy vọng trước khi chết Fawkes có thể nói ra những lời khuất phục, nhưng đáp lại, ông vẫn giữ gương mặt có nét biểu cảm cười mà như không cười đẩy vẻ bí ẩn.
Sau vụ ám sát không thành, Fawkes đã để lại một dấu ấn lâu dài trong lịch sử và văn hóa đại chúng. Tên ông cũng được đặt tên cho một vài địa danh như Isla Guy Fawkes trên Quần đảo Galápagos hay Sông Guy Fawkes tại Australia, và đến tận bây giờ, những đứa trẻ vẫn còn thuộc lòng những vần điệu ma quái “Remember, remember the fifth of November” (“Hãy nhớ lấy, hãy nhớ lấy ngày mùng năm ”).
Và đến một thiết kế đột phá
Năm 1982, hình ảnh về Fawkes bật sống dậy nhờ họa sĩ truyện tranh David Lloyd & Alan Moore trên tác phẩm“V for vendetta”
“Tôi nhớ về bộ ria mép, bộ ria gợi tới một nụ cười và thật sự đã có một nụ cười. Vì thế tôi thể hiện nụ cười trên mặt nạ” David Lloyd nhớ lại. “nụ cười hóa ra là một tai nạn rất lớn bởi vì nó cộng hưởng nhiều sắc thái cảm xúc -“mỉm cười khi đối mặt với nghịch cảnh, cười ngay cả khi trái tim của bạn tan vỡ, mỉm cười cả khi đối mặt với hổ”– tất cả tạo nên một tổng thể tuyệt vời ( David Lloyd ). David Lloyd đã để lại cho thế giới không chỉ một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một biểu tượng vượt lên ý nghĩa mỹ thuật thông thường.
Khuôn mặt đặc biệt phản ánh tâm trạng của những kẻ “chiếu dưới” trong cuộc đấu tranh tìm sự công bằng, nhìn từ các góc độ khác nhau ta có thể thấy những xúc cảm khác nhau, nhưng nhìn kỹ chiếc mặt nạ này không hề cười mà chất chứa đầy những nỗi buồn đầy bí ẩn.
Thêm một tác phẩm điện ảnh
Không thể phủ nhận vai trò của bộ phim này góp phần rất lớn để tạo nên một “hiệu ứng” với chiếc mặt nạ GuyFawkes. Năm 2006, cuốn truyện tranh gốc được chuyển thể thành phim, và mặc dù bộ phim khác với tác phẩm gốc theo một số cách, chiếc mặt nạ của nhân vật “V” vẫn là một chuyển thể trung thành với hình ảnh cách điệu từ trong cuốn truyện.
“Dưới mặt nạ này còn hơn cả da thịt. Dưới mặt nạ này là một lý tưởng…Và lý tưởng không thể bị súng đạn xuyên thủng”. Đây là tuyên ngôn của nhân vật V; luôn đeo mặt nạ Guy Fawkes; trước trận chiến cuối cùng. Mặt nạ đã không đơn thuần để giấu một hành tung mà là để bảo vệ một lý tưởng. “Chúng ta được bảo rằng hãy ghi nhớ một lý tưởng thay vì một con người. Bởi vì con người có thể gục ngã, ông ta có thể bị bắt, bị giết và bị lãng quên. Nhưng 400 năm sau…, một lý tưởng vẫn có thể thay đổi thế giới” (Lời dẫn truyện của nhân vật Evey).
Bộ phim mang thực sự mang đến nhiều cảm xúc và ý nghĩa cho người xem, nhất là đoạn cuối. Không phải là một cá nhân mà là hàng vạn người dân London đổ xuống đường với trang phục giống V, khoác áo choàng đen, đeo mặt nạ Guy Fawkes để cùng đại diện cho một lý tưởng. “Anh ta là ai?”, “Anh ấy là Edmond Dantes…Và anh ấy là cha tôi…và mẹ tôi… Là anh trai tôi…Là bạn tôi… Anh ấy là ông … và là tôi. Anh ấy là tất cả chúng ta” (lời thoại của Evey). V với mặt nạ Guy Fawkes đã trở thành biểu tượng cho sự phẫn nộ của quần chúng, những người bị đè nén, áp bức, quyết định đứng dậy chiến đấu cho tự do của họ.
Trở thành biểu tượng của các tổ chức lớn
Nó trở thành biểu tượng của các tổ chức lớn, đặc biệt là nhóm “hacktivist” ( Các hacker kiêm nhà hoạt động chính trị ) Anonymous, nhưng nói đúng hơn Anonymous cũng là một lý tưởng thay vì gọi là một tổ chức. Hai năm sau bộ phim, vào năm 2008, Anonymous đã triển khai “Chiến dịch Chanology” – một đợt tấn công có tổ chức nhằm vào trang web của Giáo hội Khoa Luận giáo (Scientology) mà họ cho là đã có hành động kiểm duyệt thông tin.
Điều 17 trong Quy tắc Hành xử của Anonymous, được phát cho những người tham gia vào trước “cuộc biểu tình công khai thực sự ngoài đời đầu tiên” của nhóm vào Tháng Hai năm 2008 viết: “Hãy che mặt các bạn. Như vậy các bạn sẽ không bị nhận diện từ video mà các thế lực thù địch ghi lại”. Với những người chọn cách đeo mặt nạ, quyết định là rất đơn giản: lấy cảm hứng từ cảnh cuối cùng trong bộ phim khi đám đông người đeo mặt nạ Guy Fawkes tập trung ở phía ngoài và chứng kiến Tòa nhà Quốc hội bị nổ tung, chiếc mặt nạ “V for Vendetta” chính là thứ vật che mặt mà Anonymous cần đến.
Chiếc mặt nạ cũng đã được sử dụng bởi phong trào Occupy (“Chiếm lĩnh”), và Julian Assange – người sáng lập WikiLeaks – đã đeo một chiếc mặt nạ Guy Fawkes. Chiếc mặt nạ này cũng đã trở thành một điểm thường thấy trong nhiều cuộc biểu tình. Ông Lloyd đã gọi chiếc mặt nạ là “một biểu trưng thuận tiện để dùng chống lại bạo quyền.
“Tất cả đều có chương trình nghị sự khác nhau… Điều quan trọng là mặt nạ được sử dụng ở mức độ phổ biến rộng rãi bởi nhiều người, tất cả các mục đích của họ đều nhằm tới việc kháng cự lại chế độ độc tài, thậm chí là độc tài trong nhận thức. Đó là điều quan trọng nhất về ý nghĩa của mặt nạ” (David Lloyd)
Và từ đó
Ngày 5/11 hàng năm được xem là “ngày truyền thống” của nhóm hacker Anonymous, là ngày “Guy Fawkes day”, là ngày kỷ niệm sự kiện Guy Fawkes ám sát bất thành vua King James I vào năm 1605 và bị bắt giữ trong khi thực hiện vụ ám sát.
Tinh thần và lý tưởng của Guy Fawkes vẫn còn mãi trong lòng mọi người, nó hiện diện qua chiếc mặt nạ. Và rồi đây, lịch sử nhân loại sẽ còn nhắc mãi đến chiếc mặt nạ bí ẩn này, đặc biệt là những con người có chung một lý tưởng.
– Xem thêm