Tầm nã – Truy nã là gì?
Trên các báo đài, radio hay truyền hình vô tuyến, chúng ta vẫn thường xuyên nghe được những thông tin về lệnh truy nã hay bắt khẩn cấp các đối tượng hình sự… Tuy nhiên, chúng ta thường thờ ơ với những tin tức trên vì chưa thật sự hiểu rõ , ...
Trên các báo đài, radio hay truyền hình vô tuyến, chúng ta vẫn thường xuyên nghe được những thông tin về lệnh truy nã hay bắt khẩn cấp các đối tượng hình sự… Tuy nhiên, chúng ta thường thờ ơ với những tin tức trên vì chưa thật sự hiểu rõ , cũng như mức độ nguy hiểm các đối tượng truy nã nói trên.
Truy nã là gì | Tầm nã là gì | Khái niệm Truy nãNhiều người nghĩ, truy nã, dẫn độ hay tội phạm… đều là những thuật ngữ chuyên ngành của công an hay cảnh sát, và là người không thuộc ngành này không cần hiểu sâu về vấn đề này. Thật sai lầm khi có suy nghĩ trên vì không chỉ để mở rộng kiến thức, hiểu rõ truy nã là gì để phối hợp cùng công an bắt những tên tội phạm nguy hiểm này ra trước vành móng ngựa.
[Truy nã là gì] Truy nã tiếng Anh là Wanted – là việc cơ quan điều tra ra một quyết định truy tìm tung tích, bắt giam trở lại đối với người vi phạm pháp luật hình sự, khi có dấu hiệu bỏ trốn khỏi nơi cư trú, hoặc nơi thi hành án, đến một địa bàn khác, với các thủ đoạn khác nhau như thay đổi tên gọi, thay đổi hình dáng, thông tin cá nhân… để trốn tránh pháp luật.
Trên một số trang tin kém tin cậy, người viết do chưa hiểu sâu và chưa hiểu bản chất truy nã là gì, cũng như trong cách nói, nhiều người thường quen nói là truy nã tội phạm. Cách nói này là sai. Phải mà phải là truy nã đối tượng bị truy nã mới chính xác. Bởi “truy nã tội phạm” không đặc tả đúng và đủ 3 điều kiện quyết định truy nã theo pháp luật.
TÓM TẮT KHÁI NIỆM TRUY NÃ LÀ GÌ
– Truy nã tiếng Anh là Wanted
+ Là việc cơ quan điều tra ra một quyết định
+ Truy tìm tung tích
+ Bắt giam trở lại đối với người vi phạm pháp luật hình sự
+ Khi có dấu hiệu bỏ trốn khỏi nơi cư trú
+ Hoặc nơi thi hành án, đến một địa bàn khác
– Với các thủ đoạn khác nhau như:
+ Thay đổi tên gọi, thay đổi hình dáng, thông tin cá nhân… để trốn tránh pháp luật
Trên đây là khái niệm truy nã giúp bạn đọc có thể hình dung được truy nã là gì, thế nào là truy nã. Chúng ta cùng đi sâu hơn một chút về các yếu tố cấu thành một quyết định truy nã.
Truy nã là việc cơ quan điều tra ra một quyết định truy tìm tung tích, bắt giam trở lại đối với người vi phạm pháp luật hình sựQuyết định truy nã chỉ được ban hành khi có đủ 3 yếu tố:
Một là, đối tượng bị áp dụng (bị can, bị cáo; người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất; người bị kết án phạt tù; người bị kết án tử hình; người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu).
Hai là, có đủ căn cứ xác định đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả.
Ba là, đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Đối với tội phạm quốc tế bị bắt ở những quốc gia khác nhau có thể được dẫn độ về quốc gia mà tội phạm đó đã gây tội theo luật dẫn độ được ký giữa các quốc gia; bạn đọc chưa biết thế nào là dẫn độ có thể tham khảo bài viết Dẫn độ là gì mà Thuatngu.org đã thực hiện.
Công dân Việt Nam, phạm tội tại Việt Nam, thông thường sẽ áp dụng phạm vi truy nã trên toàn quốc, trong trường hợp có căn cứ hoặc bị nghi ngờ có dấu hiệu bỏ trốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Cơ quan điều tra cùng với các cơ quan có thẩm quyền, phối kết hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) hoặc các quốc gia mà Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp để thực hiện việc bắt và dẫn độ người phạm tội về nước để xét xử. Tìm hiểu Interpol là gì.
Hy vọng rằng, sau bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ về Truy nã là gì? Đối tượng bị truy nã là ai? Cũng như thay đổi nhận thức về vai trò của mỗi công dân chúng ta trong việc tìm hiểu và hợp tác cùng các cơ quan công an, cảnh sát nước nhà!
Phương Thảo – Nguồn ảnh: Internet
Comments for Facebook
comments