Tại sao ông già Noel lại chọn tuần lộc cái kéo xe?
Một nghiên cứu đầu năm 2011 cho thấy, số tuần lộc đã giảm gần 60% trong ba thập kỷ qua do biến đổi khí hậu và xáo trộn môi trường sống do con người gây ra. Tuần lộc hay còn gọi là Caribou, thường được con người thuần dưỡng để kéo xe trượt tuyết. Chúng sống chủ yếu ở Scandinavia và Siberia, ...
Một nghiên cứu đầu năm 2011 cho thấy, số tuần lộc đã giảm gần 60% trong ba thập kỷ qua do biến đổi khí hậu và xáo trộn môi trường sống do con người gây ra.
Tuần lộc hay còn gọi là Caribou, thường được con người thuần dưỡng để kéo xe trượt tuyết. Chúng sống chủ yếu ở Scandinavia và Siberia, có đôi chân nhỏ và ngắn hơn so với tuần lộc hoang dã. Con tuần lộc hoang dã trưởng thành có thể cao khoảng 1 mét, năng trung bình 170kg (con đực) và 90kg (con cái),
Tuần lộc đi lại khoảng 5000km trong một năm, là loài động vật có vú trên cạn đi lại dài nhất. Chỉ sau có cá voi lưng gù, có thể bơi 8000km trên các bãi biển để kiếm ăn.
Theo các nhà khoa học, tuần lộc có thể chạy nhanh 48mph (80km một giờ). Nhất là khi bị truy đuổi nó sẽ phi nước đại rất nhanh.
Chúng có bộ lông vượt, giữ ấm cho cơ thể và hệ thống tuần hoàn giữ cho máu lạnh trong tứ chi để máu nóng từ tim có thể đi nuôi những phần quan trọng của cơ thể.
Loài tuần lộc sống khá "yên tĩnh". Các con tuần lộc đực sẽ phát ra âm thanh trong mùa giao phối (mùa thu) và các con cái thường kêu lên khi sinh con vào mùa hè. Trong khi con đực được trang bị một túi khí lớn ở cổ cho phép nó có thể phát ra tiếng kêu khàn khàn, để thu hút bạn đời và ngăn chặn đối thủ thì con cái có túi khí cho phép nó gọi đàn con của mình.
Các con tuần lộc đực sẽ rụng sừng vào cuối mùa giao phối (đầu tháng 12). Nhưng các con cái vẫn giữ được chiếc sừng mỏng của mình trong suốt mùa đông. Điều đó lý giải vì sao ông già Noel lại chon các con tuần lộc cái kéo xe. Ngoài ra, trong mùa sinh sản các con đực sẽ bị mất rất nhiều mỡ. Ngược lại các con cái sẽ có khoảng 50% cơ thể là mỡ giúp nó chịu được nhiệt độ cực kỳ lạnh giá, thậm chí là -43 độ C.