Tại sao nước ta không đặt thủ đô ở Huế, trung tâm của cả nước?
Một góc Huế Thủ đô thời phong kiến gọi là Kinh đo của nước ta đã nhiều lần chuyển dịch trong lịch sử, Thời Hồng Bàng (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương) kinh đô là Phong Châu (Vĩnh Phú cũ). Thời nhà Thục (Thục Phàn, An Dương Vương) kinh đô là Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). ...
Một góc Huế
Thủ đô thời phong kiến gọi là Kinh đo của nước ta đã nhiều lần chuyển dịch trong lịch sử, Thời Hồng Bàng (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương) kinh đô là Phong Châu (Vĩnh Phú cũ). Thời nhà Thục (Thục Phàn, An Dương Vương) kinh đô là Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Thời Trưng Nữ Vương kinh đo là Mê Linh (Vĩnh Phú). Thời Tiền Lê và nhà Triệu (Lý Nam Đế, Lý Đào Lang Vương, Triệu Việt Vương, Hậu Lý Nam Đế) kinh đô là Long Biên (Hà Nội). Thời nhà Ngô (Ngô Quyền, Dương Bình Vương, Ngô Nam Tấn Vương,Ngô Thiên Sách, Thập Nhị sứ quân) kinh đô là Hoa Lư (Ninh Bình). Thời nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Ngọa Triều) kinh đô vẫn là Hoa Lư. Đời nhà lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Tông) kinh đô là Thăng Long (Hà Nội). Năm Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) ký chiếu dời đô về Thăng Long (Hà Nội) là năm 1010. Đời nhà Trần (12 đời, từ Trần Thái Tông tới Trần Thiếu Đế) Kinh đô vẫn là Thăng Long. Thời nhà Hồ (Hồ Quý Ly, Hồ Tán Thương) kinh đô vẫn là Thăng Long. Thời nhà Mạc (Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Danh) Kinh đô vẫn là Đông Đô. Thời nhà Tây Sơn kinh đô là Phú Xuân (Huế). Thời nhà Nguyễn (13 đời vua từ Nguyễn Thế Tổ đến Nguyễn Bảo Đại) kinh đô là Huế. Từ cách mạng tháng Tám thủ đô nước ta là Hà Nội.
Như vậy có nghĩa là trong nhiều năm Huế đã được dùng làm kinh đô. Thủ đô của một nước đâu cần ở trung tâm nước đó, bạn xem trên bản đồ thế giới sẽ thấy ngay điều ấy.