Tại sao con người có đôi chút điên khùng
Chọn lọc tự nhiên muốn chúng ta điên khùng, ít nhất là cũng có đôi chút. Trong khi tình trạng điên rồ thực sự không phải mục đích của tự nhiên, nhưng một số nhà nghiên cứu khẳng định nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần chính là sản phẩm phụ của một bộ não hoạt động quá chức năng. ...
Chọn lọc tự nhiên muốn chúng ta điên khùng, ít nhất là cũng có đôi chút. Trong khi tình trạng điên rồ thực sự không phải mục đích của tự nhiên, nhưng một số nhà nghiên cứu khẳng định nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần chính là sản phẩm phụ của một bộ não hoạt động quá chức năng.
Khi con người cải thiện được các kỹ thuật nấu nướng, săn bắn và hái lượm, kích cỡ quần thể tăng lên đồng nghĩa với việc các nguồn tài nguyên bị hạn chế hơn (một phần là do chúng ta săn bắn và giết thịt một số loài vật khiến chúng bị tuyệt chủng). Kết quả là không phải ai cũng có đủ thức ăn. Mối liên hệ hợp tác có vai trò thiết yếu để đảm bảo nguồn thức ăn cần thiết dù là thông qua nông nghiệp hay săn bắn có chiến lược hơn. Theo như David C. Geary – tác giả cuốn sách “The Origin of Mind” (APA, 2004) kiêm nhà nghiên cứu thuộc đại học Missouri - giải thích, những người có kỹ năng xã hội yếu kém thì không thể tồn tại được.
Do đó, một tập hợp đa dạng các khả năng tinh thần mới đi kèm với khuyết tật mở ra.
Bản chất của niềm vui sướng
Dường như con người hiện đại đã tiến hóa để hạnh phúc và hài hòa. Nhưng theo Geary, tự nhiên quan tâm đến gen di truyền chứ không phải niềm vui sướng.
Cứ 4 người trưởng thành ở Hoa Kỳ thì có 1 người mắc bệnh về tinh thần mỗi năm, theo Viện sức khỏe tinh thần quốc gia.
Để giải thích độ nhạy cảm của chúng ta đối với các bệnh tinh thần, Randolph Nesse trong cuốn sách “The Handbook of Evolutionary Psychology (Wiley, 2005) (tạm dịch là Sổ tay tâm lý tiến hóa) đã so sánh não bộ con người với ngựa đua: Hoạt động sinh sản của ngựa ưu tiên cho những con có đôi chân thon dài để tăng tốc độ nhưng lại rất dễ bị ngã khiến gãy xương; tương tự như thế tiến bộ trong nhận thức cũng làm tăng tính phù hợp ở một khía cạnh nào đấy.
Hãy xem xét các tình trạng tinh thần phổ biến từng cái một.
Những người có tính cách hiếu thắng và đề cao bản thân là những mô hình đơn giản nhất để hiểu được tiến hóa. Nhưng ngay cả khi 16 triệu người ngày nay có thể truy nguyên hệ gen của họ đến tận thời Cát Tư Hãn (Genghis Khan) (định nghĩa của tự nhiên về thành công có thể được tìm hiểu nhờ vai trò làm cha của ông ta), nhưng rất ít những kẻ bạo chúa có thể đạt được tầm cao như thế. Có lẽ để xác định sự thôi thúc cá nhân, ủng hộ những cách thức hợp lý hơn để có được thành công sinh học, dầu trơn mang tính xã hội như sự thấu cảm, tội lỗi, và sự lo lắng vừa phải đã nảy sinh.
Theo số liệu thống kê chính thức, 25% người trưởng thành ở Hoa Kỳ đang phải chịu đựng các bệnh về tinh thần. Nhưng trên thực tế tất cả chúng ta có đôi chút điên khùng nhưng với một lý do chính đáng: Tự nhiên không quan tâm lắm đến hạnh phúc của chúng ta. (Ảnh: Dreamstime) |
Ví dụ, tổ tiên đầu tiên của chúng ta có khả năng thấu cảm và đọc các biểu hiện gương mặt có lơi ích đáng chú ý. Họ có thể khẳng định vị trí xã hội của mình đồng thời thuyết phục người khác chia sẻ thức ăn cũng như nơi trú ngụ. Nhưng nếu sử dụng tính sắc sảo về tình cảm quá nhiều, khi mà con người phân tích quá mức mọi biểu hiện nhăn nhó trên gương mặt – sẽ gây ra tính nóng nảy, bồn chồn về giá trị xã hội từ đó hình thành nên sự băn khoăn, lo lắng gay gắt.
Suy nghĩ về tương lai
Một sự biến đổi về nhận thức cũng có thể so sánh với tương lai tiềm tàng. Trong khi các loài động vật khác chỉ chú trọng đến hiện tại, duy nhất con người, theo Geary, “ngồi và trầm tư về những gì sẽ xảy ra trong 3 năm tới nếu như họ làm thế này hay thế kia”. Khả năng nghĩ đi nghĩ lại của chúng ta về mọi vấn đề có thể đã phản tác dụng, dẫn đến xu hướng bị ám ảnh.
Tuy nhiên các dạng suy nhược nhất định cũng có thể mang lại lợi ích. Trạng thái hôn mê hay trạng thái tinh thần bị phá vỡ có thể giúp chúng ta tháo gỡ các mục tiêu không thể đạt được, cho dù đó là mối tình đơn phương hay địa vị xã hội cao quý. Tiến hóa ủng hộ các cá nhận biết tạm dừng rồi định mức lại tham vọng thay vì lãng phí năng lượng do lạc quan mù quáng.
Chọn lọc tự nhiên cũng mở ra cánh cửa cho các triệu chứng rối loạn như thiếu tập trung, chú ý. Nhanh chóng loại bỏ tình huống gây kích thích ở mức thấp có thể có ích hơn đối với cánh đàn ông đi săn so với phụ nữ hái lượm. Điều này có thể giải thích tại sao con trai lại hiếu động hơn con gái gấp 5 lần.
Tương tự, ở dạng thức nhẹ nhàng nhất, triệu chứng rối loạn lưỡng cực có thể làm tăng hiệu quả và tính sáng tạo. Các cá nhân lưỡng cực (và họ hàng của họ) thường có quan hệ tình dục nhiều hơn người bình thường, Geary nhấn mạnh.
Hoạt động giới tính cũng như sự tồn tại của một đứa trẻ là điều mà tự nhiên quan tâm. Đôi khi các trạng thái tinh thần không dễ chịu lại dẫn đến khả năng sinh sản lớn hơn, “do đó các gen này vẫn được duy trì trong hệ gen”.