Tại sao chúng ta "la hét" khi tập thể thao?
Trong nhiều năm liền, các nhà tâm lý học đã không thể lý giải hành động gầm gừ của con người khi tập luyện thể thao hoặc làm việc nặng. Vậy, tại sao chúng ta lại làm điều này? Từ góc nhìn của khoa học, âm thanh "gầm gừ" phát ra khi con người "thở ra khi đã đóng hoàn toàn hoặc một phần dây ...
Trong nhiều năm liền, các nhà tâm lý học đã không thể lý giải hành động gầm gừ của con người khi tập luyện thể thao hoặc làm việc nặng. Vậy, tại sao chúng ta lại làm điều này?
Từ góc nhìn của khoa học, âm thanh "gầm gừ" phát ra khi con người "thở ra khi đã đóng hoàn toàn hoặc một phần dây thanh âm trên thanh quản", giáo sư Dennis O'Connel của bộ môn Trị liệu Tâm lý, Đại học Khoa học & Toán học Holland, Texas khẳng định.
Dây thanh âm là 2 dải mô cơ mở vào khí quản. Khi chúng ta hít vào, dây thanh âm được mở và dãn ra, tạo ra âm thanh "hút" khí. Khi con người thở ra và các dây thanh âm khép lại, "Bạn sẽ nghe thấy tiếng động khó chịu".
Đó là bản chất của tiếng gầm gừ do con người tạo ra. Vì sao chúng ta lại tạo ra âm thanh này khi luyện tập?
Các chuyên gia tâm lý vẫn đang tranh cãi về vấn đề này. Một vài người cho biết việc gầm gừ khi làm việc nặng sẽ giúp cải thiện hiệu năng luyện tập của con người. Những chuyên gia khác cho rằng đây chỉ là một kiểu "cố thể hiện" vô ích.
Belisa Vranich, một chuyên gia tâm lý học tại Willspace, một cơ sở luyện tập tại New York cho rằng: việc tạo ra âm thanh gầm gừ khi luyện tập là một phản xạ thể chất tự nhiên và cần thiết mỗi lần bạn bỏ sức. "Hãy nghĩ về lúc đánh tennis. Khi bạn đánh bóng, bạn khó có thể kiềm chế và không gầm gừ".
Và bạn cũng nên gầm gừ, vì làm như vậy sẽ giúp tăng cường sức mạnh của bạn: "Bạn sẽ nâng được nhiều cân nặng hơn, đánh mạnh hơn và ném xa hơn". Khi chúng ta đứng lên ngồi xuống hoặc nâng tạ, chúng ta sẽ hít vào và tạm ngừng thở trong một khoảnh khắc. Bằng cách này, phần thân giữa của chúng ta sẽ kết hợp với nhau, tạo ra một quả bóng áp lực trong bụng và giúp cho cơ thể trở nên vững chắc nhằm ổn định và bảo vệ cột sống khỏi chấn thương.
Các áp lực này sẽ được sinh ra trong cơ thể của chúng ta. Khi chúng ta thở ra, "Việc giải phóng năng lượng mà không gầm gừ gần như là không thể", Vranich cho biết.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra liệu một tiếng hét chói và sắc hay một tiếng gầm gừ sẽ giúp giải phóng năng lượng tốt hơn khi chơi tennis và tập tạ, song đây có lẽ là một tín hiệu từ phần não điều khiển chức năng hô hấp tới phần não điều khiển chức năng cơ bắp.
Khi chúng ta ép khí ra ngoài hệ hô hấp, não bộ sẽ gửi thông tin tới cơ bắp, giúp kích thích một số nhóm cơ hoặc giảm ức chế, hoặc cả 2. Kết quả là hiệu năng hoạt động của cơ sẽ tăng lên.
Trong nhiều năm liền, các nhà tâm lý học đã không thể lý giải hành động gầm gừ của con người khi tập luyện thể thao hoặc làm việc nặng. Vậy, tại sao chúng ta lại làm điều này?
Lợi ích của việc gầm gừ khi luyện tập đã được một nghiên cứu gần đây chứng minh. Các học trò của O'Connel phát hiện ra rằng, việc gầm gừ khi đánh tennis sẽ giúp tăng tỉ lệ đánh trúng và tăng tốc độ thêm 4,5 dặm/giờ. Kết quả này hoàn toàn không phụ thuộc vào việc người chơi có thường xuyên gầm gừ khi tập, về việc họ là nam hay nữ hoặc suy nghĩ của họ về việc gầm gừ khi luyện tập.
Trong khi hành động gầm gừ sẽ giúp tăng hiệu quả luyện tập, việc lạm dụng hành động này sẽ gây khó chịu cho những người cùng phòng tập. Âm thanh nghe có vẻ rất "thú tính" này sẽ giúp cho người luyện tập có tâm lý mạnh mẽ hơn và thậm chí còn có thể gây đe dọa tâm lý tới các đối thủ.
Tiếng thở và gầm gừ của Serena Williams bị ví với "tiếng máy khoan từ bên kia đường"
Lợi ích của việc gầm gừ trong khi luyện tập thể thao mang tính tâm lý nhiều hơn là tính sinh lý học. Do đó, các tranh cãi về việc cho phép hay cấm gần gừ tại các sân tennis và phòng gym cho tới giờ vẫn chưa chấm dứt.
Ví dụ, năm 2006, một vận động viên thể hình bị đuổi khỏi phòng tập Planet Fitness tại Mỹ về gầm gừ quá lớn, vi phạm luật "không gầm gừ" của câu lạc bộ này. Sau đó ít lâu, một người đàn ông tại phòng gym Equinox, New York, thậm chí còn bị tấn công vì "tội" gầm gừ trong phòng tập.
O'Connel ghi nhận rằng, hành vi gầm gừ sẽ giúp gia tăng lực khi luyện tập. Song, ông cũng cho rằng con người có thể điều khiển âm thanh này, chưa kể một số kỹ thuật thở khác cũng sẽ giúp tạo ra lực và mức hoạt động cơ tương tự. "Việc ép khí ra khỏi đường hô hấp mà không tạo ra các âm thanh khó chịu sẽ giúp tăng lực tạo ra tương tự như việc gầm gừ", O'Connel khẳng định.
Vị giáo sư này cũng cho rằng hiện tại có nhiều bậc cha mẹ của mình đang dạy con cái mình cách gầm gừ khi tập thể thao. Nếu như bạn có thể được huấn luyện để gầm gừ khi tập, bạn cũng có thể dễ dàng học cách thở ra mà không cần gầm gừ "thú tính" quá mức cần thiết.