Tác dụng chữa bệnh của dương địa hoàng
Tên khác: Mao địa hoàng, Địa chung hoa, Digital Tên khoa học : Digitalis purpurea L.; Digitalis lanata Ehr. và một số loài Digitalis khác, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Mô tả : Cây sống 2 năm, tạo thành trong năm đầu một vòng lá hoa thị ở gốc; phiến lá dài 10-30cm, hình bầu dục ...
Tên khác: Mao địa hoàng, Địa chung hoa, Digital
Tên khoa học: Digitalis purpurea L.; Digitalis lanata Ehr. và một số loài Digitalis khác, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Mô tả: Cây sống 2 năm, tạo thành trong năm đầu một vòng lá hoa thị ở gốc; phiến lá dài 10-30cm, hình bầu dục và có lông mềm; năm thứ hai, cây mới tạo một cán hoa và lá, cao tới 1-2m. ít khi phân nhánh. Hoa có màu tía đẹp, hình chuông, dạng như ngón của găng tay; phần dưới và trong của hoa hơi sáng hơn với các chấm màu sẫm. Ra hoa tháng 5-9.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Digitalis).
Phân bố: Cây của châu Âu, ta nhập trồng ở Hà Nội (Văn Điển), Vĩnh Phú (Tam Đảo) và Lào Cai (Sapa).
Thu hái: Thu hái lá năm đầu vào mùa thu, phơi khô.
Thành phần hoá học: Các glycosid tim: trong đó có digitoxin (0,15-0,79g/kg lá khô), gitoxin (0,1-0,7g/kg lá khô) và gitalin, girorin, girotin… Còn có tanin, inositol, luteolin và nhiều acid và chất béo.
Tác dụng: Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu. Với liều cao, nó gây độc mạnh.
Công dụng: Làm thuốc trợ tim trong trường hợp suy tim nhịp không đều; làm nguyên liệu chiết xuất các glycosid tim.
Cách dùng, liều lượng: Bột lá: Người lớn: Uống mỗi lần 0,05 – 0,1g, uống 3 – 4 lần trong ngày. Trẻ em: Uống mỗi lần 0,005 – 0,006g tuz theo tuổi. Còn dùng dưới dạng viên, cồn thuốc, nước sắc.
Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.
Trích: Bách Khoa Y Học 2010
Biên soạn ebook : Lê Đình Sáng
ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI