Mỗi lần đi học, chúng em thường đi ngang qua khu vườn của bác Chín Hạnh. Đó là một khu vườn khá rộng, ước chừng trên một mẫu, trồng nhiều loại cây ăn trái được quy hoạch thành từng bờ dài trông rất đẹp mắt. Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất, cuốn hút sự chú ý của mọi người qua lại trục đường này là khu trồng các loại rau chạy song song với trục lộ giao thông chính của xã. Mảnh vườn ấy quanh năm lợp một màu xanh thẫm, mượt mà của các giống rau đủ loại: bắp cải, su ...
Mỗi lần đi học, chúng em thường đi ngang qua khu vườn của bác Chín Hạnh. Đó là một khu vườn khá rộng, ước chừng trên một mẫu, trồng nhiều loại cây ăn trái được quy hoạch thành từng bờ dài trông rất đẹp mắt. Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất, cuốn hút sự chú ý của mọi người qua lại trục đường này là khu trồng các loại rau chạy song song với trục lộ giao thông chính của xã.
Mảnh vườn ấy quanh năm lợp một màu xanh thẫm, mượt mà của các giống rau đủ loại: bắp cải, su hào, cải xanh, cải xạ, rau ngò, rau diếp, cà chua… Với mảnh vườn hai công ấy, bác thu hoạch mỗi năm trên chục triệu đồng. Hiệu quả kinh tế thật không ngờ. Bác nói: “Trồng để lúc nào thì trồng bắp cải, su hào, lúc nào thì cải xanh, cải bẹ, bông cải… Không những đòi hỏi kĩ thuật làm đất, chọn giống, bón phân tưới nước mà còn cả sự .cân cù chịu khó trong chăm bón. Đối với các loại rau, đất phải xốp và thường xuyên giữ độ ẩm thích hợp. Những ngày nắng hạn, phải túc trực ở ngoài vườn, tưới nước ngày hai ba lượt, ra rời cả chân tay mới có được đồng tiền đấy cháu ạ!”.
Hôm thấy em và Thanh đi học về, đứng ngắm mãi vườn rau. Bác bảo: “Hai cháu vòng lại phía cổng, đẩy cửa vào mà xem cho thỏa thích”. Hai đứa mừng quýnh, chạy vội vào vườn để tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của vườn rau. Đứng ồ ngoài, em cứ tưởng vườn rau hẹp. Vào đến giữa vườn mới thấy nó rộng. Khu vườn được bao bọc bởi một hàng rào kẽm gai kiên cố. Bên trong, dọc các luống, cứ cách mười mét có một cọc đứng, được nối với nhau bằng một sợi dây ni lông buộc lòng thòng những lá khô và những cái nón lá rách. Chỉ cần ngồi trong nhà, nắm sợi dây giật mạnh là mấy chú gà phải hoảng hốt vọt chạy ra khỏi khu vườn.
Nhìn những luống cải xanh, cải xá xanh rờn, lá nào lá ấy to hơn cả bàn tay người lớn, xòe rộng phủ kín cả gốc, bác Chín Hạnh nói: “Những luống náy, mấy bữa nữa là thu hoạch được”. Cạnh luống cải ngọt, là luống bông cải đang thời kì trổ bông. Thoạt nhìn, những bông cải hình thù như những chùm mào gà kết lại nhưng không phải là màu đỏ mà là màu trắng ngà. Trên mặt bông như có một lớp bụi phấn vàng vàng rất mỏng, trông thật hấp dẫn. Đi hết các luống cải, em gặp một luống rau ngò chỉ cao khoảng hai mươi phân chen chúc nhau vươn lên cao tìm ánh nắng mặt trời. Em cúi xuống bứt nhẹ chút lá, một mùi thơm dễ chịu thoảng qua, hấp dẫn đến kỳ lạ làm em liên tưởng đến những bữa ăn mà mẹ thường mua ngò về, xếp từng cọng trên các đĩa thịt rang hoặc trộn vào rau sống làm cho bữa ăn thêm hấp dẫn và ngon miệng. Thấy chúng em đứng ngẩn ngơ mà ngắm nhìn các luống rau, bác mỉm cười bảo nhỏ: “Các cháu thích trồng rau lắm phải không? Hàng ngày đi học . về ghé vào đây, bác chỉ cho cách trồng từng loại rau, giúp ba mẹ cải thiện bữa ăn. Say mê việc gì ắt làm được việc đó các cháu ạ! Thuở bác còn như các cháu, đi đến đâu có trồng tỉa là bác đứng nhìn, lân la hỏi cách trồng, giờ mới nắm được cách thức trồng tỉa các loại rau đấy. Thấy các cháu mê nghề trồng rau, bác rất vui!”
Tam biệt bác Chín Hạnh, chúng em ra về. Chân bước đi mà đôi mắt như dán vào các luống rau không muốn rời. Ao ước rồi đây em cũng có một mảnh vườn, một vài luống rau nho nhỏ, đẹp xanh tốt như của bác Chín. Nhất định em sẽ làm được.
Theo: Thu Hương