28/05/2017, 15:12

Tả tấm bản đồ Việt Nam – Văn mẫu lớp 4

Tả tấm bản đồ Việt Nam – Bài làm 1 Hồi đầu năm học, không biết ai đã gửi tặng mẹ lấm bản đồ Việt Nam. Mẹ cho em trang trí phòng học của mình. Vị trí mà em chọn trẹo tấm bản đồ lên đó ngay cạnh cửa sể kê bàn học. Những lúc học bài xong, em thường ngước nhìn lên bản đồ tìm cái địa danh mà bố ...

Tả tấm bản đồ Việt Nam – Bài làm 1 Hồi đầu năm học, không biết ai đã gửi tặng mẹ lấm bản đồ Việt Nam. Mẹ cho em trang trí phòng học của mình. Vị trí mà em chọn trẹo tấm bản đồ lên đó ngay cạnh cửa sể kê bàn học. Những lúc học bài xong, em thường ngước nhìn lên bản đồ tìm cái địa danh mà bố bảo là nơi chôn nhau cắt rốn của bố. Tấm bản đồ được bố thuê thợ đóng khung và lồng vào trong một tấm mê ca nên dễ lau chùi bụi bặm mà không ...

Tả tấm bản đồ Việt Nam – Bài làm 1

Hồi đầu năm học, không biết ai đã gửi tặng mẹ lấm bản đồ Việt Nam. Mẹ cho em trang trí phòng học của mình. Vị trí mà em chọn trẹo tấm bản đồ lên đó ngay cạnh cửa sể kê bàn học. Những lúc học bài xong, em thường ngước nhìn lên bản đồ tìm cái địa danh mà bố bảo là nơi chôn nhau cắt rốn của bố.

Tấm bản đồ được bố thuê thợ đóng khung và lồng vào trong một tấm mê ca nên dễ lau chùi bụi bặm mà không làm cho nó bị trầy xước. Kích thước tấm bản đồ cũng xấp xỉ bằng tấm lịch cỡ lớn. Chiều ngang độ năm mươi phân, chiều dài độ bảy mươi phân. Tấm bản đồ không chỉ vẽ hình dáng của đất hước Việt Nam mà còn liên quan đến Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc. Nhưng các nước đó chỉ là những đường phác họa đường biên giới. Đất nước Việt Nam được hiện lên rõ nhờ Vạch biên giới được in bằng màu mực đen đứt đoạn. Đúng là nó giông hệt chữ “S” in hoa, mềm mại và duyên dáng. Các màu sắc được dùng trên tấm bản đồ phù hợp với việc phân bố địa hình trên cả nước. Những vùng xanh đậm kéo dài mãi từ cao nguyên Đồng Văn chạy dọc theo biên giới Việt – Lào cho đến tận cực Nam Trung Bộ, đó chính là dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đồng bằng Bắc Bộ, ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ được tô bằng màu xanh nhàn nhạt và hình những cây lúa. Biển Đông vùng “biển bạc” của Tổ quốc thì được tô màu xanh da trời rồi đậm dần ra ngoài khơi nơi có đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ở trung tâm khu vực phía Bắc nơi có đánh một vòng tròn to bằng nắp chai nước suối, ở giữa là ngôi sao năm cánh màu đỏ, đó chính là trái tim của Tổ quốc – Thủ đô thân yêu của chúng ta. Nơi đó có quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ kính yôu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và bây giờ là nơi Bác đang nằm yên nghỉ ở đó. Các th£nh phố lớn như Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẩng và Thành phố Hồ Chí Minh được khoanh bằng những vòng tròn nhỏ hơn. Các thủ phủ của các tỉnh lị trong cả nước đều được ghi lên tâm bản đồ rõ mồn một. Chí cần lướt qua trên mặt bản đồ là cổ thổ nhận ra địa danh của những vùng cần tìm. Hôm ngồi cùng với bố xem bản đồ, bố hỏi:

– Con thử tìm trên tâm bản đồ này, quê hương của mình ở đâu?

Em trả lời cho bố ngay

– Cái chỗ eo nhất trên tấm bản đồ đó bố! Chỗ mà cổ chữ “Đồng Hới” ấy mà!

Bố nhìn em rồi nói:

– Ừ, quê mình ở đây. Hè này sau khi chị Hai học xong năm thứ nhất, bố sẽ đưa hai con về thăm quê. Lâu quá rồi bố chưa về thăm quê được. Nhớ lắm con ạ!

Đây là tấm bản đồ hành chính mà hiện em đang treo ở phòng học của mình. Bố nói:

– Bây giờ và cả khi con lên học cấp hai, cấp ba, tấm bản đồ này sẽ giúp con nhiều. Khi học môn “Địa lí Việt Nam” đấy con ạ! Hãy giữ gìn cẩn thận nghe con!

Tả tấm bản đồ Việt Nam – Bài làm 2

Lớp học của em là một căn phòng quét vôi màu xanh dịu. Ở gần bàn giáo viên có một tấm bản đồ Việt Nam. Chắc nó đã được treo lâu lắm rồi nên khung gỗ đã xỉn đen màu véc-ni nhưng bản đồ dường như còn mới bởi được bao bên ngoài một tấm ni lông trong suốt.

Tấm bản đồ có kích thước bằng mặt bàn giáo viên. Trên bản đồ là sự phối hợp nhiều màu chỉ các đặc điểm của mọi miền. Màu xanh nước biển là màu của biển, màu xanh lá mạ là màu chỉ đồng bằng, màu vàng chanh là màu đồi núi, cao nguyên, nét vẽ càng đậm là chỉ núi đồi rất cao… Nhờ vào phận sự phân biệt đó mà em dễ dàng nhận biết được một vùng của Tổ quốc.

Một nửa bên trái của bản đồ là hình đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Người ta nói đó là đất nước hình chữ S. Riêng em, em lại thấy nước chúng ta giống như một con rồng khổng lồ đang uốn lượn bay lên với những cái vây đầy hào quang và nhiều màu sắc. Màu nào cũng đẹp, màu nào cũng tươi. Mà địa phận mỗi tỉnh đều có hình thù rất đáng yêu. Em nhìn thấy được màu xanh lá mạ của tỉnh Minh Hải và Bến Tre, màu hồng phấn của thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội, màu vàng nhạt của tỉnh Quảng Bình, màu da cam của tỉnh Nghệ An, màu tím của tỉnh Cao Bằng… Trên tấm bản đồ em cũng thấy những con sông từ phía tây dãy Trường Sơn chảy ra biển. Con sông Hồng ở miền Bắc và Cửu Long Giang xòe chín nhánh phù sa màu mỡ ở đồng bằng Nam Bộ. Nổi lên ở vùng biển Côn Đảo – Vũng Tàu là một khoang dầu. Nơi đây là nguồn vàng đen rất quý giá của Tổ quốc.

Nhìn sang bên phải tấm bản đồ, em nhận thấy ngay địa phận quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được nổi lên bởi màu xanh nhạt giữa màu xanh da trời. Những hòn đảo ấy có những kí hiệu như bông hoa cúc màu đỏ. Đó chính là các đảo san hô ngũ sắc với những cánh rừng với cấu trúc tuyệt mĩ thường nằm chìm dưới mặt biển, ngàn năm nay vẫn nghe tiếng hát của biển khơi. Những cánh rừng san hô này em đã từng xem ở ti vi. Chúng quả là những lâu đài cổ tích cho đủ loại cá đẹp đến chiêm ngưỡng và vũ hội. Người ta gọi đất nước mình là bán đảo quả không ngoa. Từ vùng Trà Cổ tỉnh Quảng Ninh chúng ta men theo bờ biển cong cong dịu dàng thon thả hình chữ S đến điểm cuối cùng của cực nam Tổ quốc là mũi Cà Mau, biển vẫn dạt dào sóng vỗ theo chiều dài trên một ngàn bảy trăm ki-lô-mét. Biển tiếp tục rẽ ngoặc bao lấy địa phận tỉnh Minh Hải và Kiên Giang. Biển vỗ sóng bốn bể xung quanh đảo Phú Quốc. Ơû chỗ gần bờ không sâu lắm cho nên nó phủ một màu xanh nhạt. Ra xa hơn một chút màu sắc của nước biển đã đổi khác, đó là màu xanh da trời. Trong màu xanh da trời bạt ngàn ấy, màu xanh dương nổi lên như hình của Oâng Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời. Có lẽ nơi này là nơi sâu nhất của biển Đông.

Nhìn tấm bản đồ, em cũng thấy được phía bắc nước ta tiếp giáp với đất nước Trung Quốc hùng vĩ. Qua dãy Trường Sơn là nước Lào và nước Cam-pu-chia. Tất cả các nước bạn đều được in màu xanh xanh. Ngoài cùng của tấm bản đồ được viền bằng bốn đường màu đỏ. Phần lề của nó là màu vàng chanh trông rất tươi.

Mỗi lần bước vào lớp, tấm bản đò cứ như chào mời chúng em lại với nó. Và cứ mỗi lần đến bên, em lại bị nó thôi miên. Bao nhiêu điều bổ ích về đất nước Việt Nam… từ những đỉnh núi cao chất ngất chạm đỉnh trời cho đến những dòng sông hiền hòa vỗ sóng, từ miền cao nguyên đất đỏ với những rừng cà phê xạt xào hoa trắng cho đến những vùng cát trắng gió lào của miền Trung chỉ có cỏ mây và những trảng cây trinh nữ… Tất cả đều gợi lên trong em một dáng hình, một thế đứng ngàn đời của nước Việt Nam thân yêu.

0