31/05/2017, 13:01

Tả cây mạ non.

Vụ mùa hàng năm ở quê em rơi vào tháng ba, tháng tư. Người nông dân mang hạt thóc giống được ngâm nước gieo lên một mảnh đất nhỏ. Chúng mọc lên thành những cây lúa non gọi là cây mạ. ... Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa ...

Vụ mùa hàng năm ở quê em rơi vào tháng ba, tháng tư. Người nông dân mang hạt thóc giống được ngâm nước gieo lên một mảnh đất nhỏ. Chúng mọc lên thành những cây lúa non gọi là cây mạ.

... Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy ...

Đoạn trích trong bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gợi cho em hình ảnh vất vả, cực nhọc cua mẹ trong việc cấy lúa ngoài ruộng.

Cây mạ cao bằng cánh tay em, cỏ màu xanh non dịu mát. Từ chiếc thân mảnh khảnh như cọng rau, bốn năm chiếc lá mỏng và dài trổ ra mạnh mẽ. Tuy mảnh dáng thế nhưng nó mọc rất chắc và đứng vững trước giông gió nhờ bộ rễ chùm bám chặt dưới đất. Đám mạ non ấy trông xa như một thảm cỏ mượt mà.

Đủ ngày đúng tháng, người nông dân sẽ nhổ lên từng cây mạ, cắt bớt lá rồi cắm xuống ruộng sâu trùng nước.

Sau thời gian ngắn, mạ được cấy sẽ bén rễ và phát triển mạnh hơn để thành cây lúa.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0