16/01/2018, 13:00

Tả cây đa làng em – Văn mẫu lớp 7

Tả cây đa làng em – Văn mẫu lớp 7 Tả cây đa làng em – Bài số 1 Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng ...

Tả cây đa làng em – Văn mẫu lớp 7

Tả cây đa làng em – Bài số 1

Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi luỹ tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghĩ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo… Thế là đã có một “con trâu lá đa”, cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiến. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ… nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!

Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu “toe” lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.

Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương cháy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phất phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ỏ đây… Rồi chuyện làm ăn hằng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

Tả cây đa làng em – Bài số 2

Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em.

Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau.

Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây.

Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào.

Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn.

Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyến thống làng lâu năm.

Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kỉ ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này.

Tả cây đa làng em – Bài số 3

 Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

   Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

   Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo… Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ… nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!

   Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu "toe" lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.

   Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

   Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây… Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

Tả cây đa làng em – Bài số 4

Nếu ai được sinh ra và lớn lên ở các vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam thì sẽ khi nói về quê hương mình tự động trong tiềm thức xuất hiện những hình ảnh quen thuộc của làng quê mình, và những hình ảnh ấy chính là một trong những nét đặc trưng để nhận diện với các vùng quê khác của đất nước. Nhưng cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, cùng là cư dân của quốc gia gốc nông nghiệp, cùng nhau hình thành nên một nền văn hóa độc đáo từ bao đời nay nên những vùng quê ở Việt Nam cũng có nhiều những nét đặc trưng về văn hóa cũng như trong đời sống tinh thần. Và khi nói đến hình ảnh cây đa- giếng nước-  gốc đình thì đó chính là một biểu tượng về sự sống của văn hóa dân gian, mà cụ thể ở đây chính là  văn hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Ở nông thôn Việt Nam có rất nhiều các loại cây quen thuộc, điển hình có thể đại diện, biểu tượng như: cây lúa, cây khoai, cây sắn….nhưng đó là những biểu tượng cho nền nông nghiệp nói chung. Còn nói đến sinh hoạt văn hóa ở nông thôn thì loài cây có thể coi là đặc trưng, điển hình nhất lại là cây đa. Ở các vùng quê khác nhau có những đặc trưng vật chất, tinh thần khác nhau nhưng khi nhắc đến cây đa thì ai nấy đều cảm thấy thân thuộc, thân quen vì nó vẫn ngày ngày hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta, là biểu hiện của làng quê Việt Nam.

Cây đa là một loại cây dễ trồng, dễ sống và thường được trồng rất nhiều ở vùng quê Việt Nam, vị trí thông thường nhất đó chính là ở đầu làng, giữa làng hoặc ngoài cánh đồng, ở những nơi mà người dân thường xuyên xuất hiện, tụ tập nhất. Cây đa là một loài cây thân gỗ, khi phát triển hoàn thiện có thể cao đến vài chục mét, ở nhiều nơi, cây đa phát triển to lớn mà người ta dùng nó để phát hiện vị trí ngôi làng của mình, vì họ có thể ở những vị trí khác nhìn thấy biểu tượng của quê hương mình. Tôi cùng từng nghe bà kể về cây đa của làng mình, đó là một cây đa cổ thụ rất lớn, đi xa đến đâu cũng có thể nhìn thấy tán cây xum xuê, xanh tốt của nó. Vì vậy mà dù có đi xa, hay bị lạc đường thì chỉ cần nhìn vị trí của cây đa mà tìm được đường về làng.

Cây đa rất dễ trồng, dễ sống dù ở những mảnh đất khô cằn, ít dinh dưỡng nhất nó vẫn có thể phát triển xanh tốt, cũng có lẽ chính vì đặc điểm dễ nuôi, dễ trồng, thích nghi với mọi loại đất của cây đa mà ở vùng quê nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng trồng cây đa. Cây đa không ra quả nhưng do tán lộng,lá lớn có khả năng che mưa, che nắng, rợp bóng râm cho làng mà người ta ưa thích trồng đa trong làng, trong khuôn viên của gia đình nhà mình. Thân cây đa lớn, cành lá um tùm, tán rộng, lá to. Những chiếc lá to có đường kính khoảng mười đến mười lăm cen ti mét, mặt lá bóng bẩy, đường gân lá rõ ràng và lá thường có màu xanh đậm.

Nhiều lá to còn được nững người nông dân dùng làm quạt để quạt mát sau mỗi giờ lao động nóng bức, mệt mỏi. Cây đa cũng là nơi mà những người nông dân lựa chọn để nghỉ ngơi lấy sức để có sức khỏe tiếp tục lao động. Nhất là những cây đa ở gần cánh đồng, vào mỗi mùa vụ thì cây đa chính là một địa điểm lí tưởng dùng để nghỉ ngơi lấy sức, bóng râm, không khí trong lành và những cơn gió mát trên ngọn cây làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, thư thái sau mỗi giờ làm việc vất vả. Và dưới gốc cây đa, mọi người cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống, về nhân tình, những mẩu chuyện vặt vãnh thường ngày nhưng khi được chia sẻ nó lại trở nên hết sức thú vị.

Cùng với mái đình, giếng nước, cây đa chính là nơi thường xuyên tập trung và diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa của một làng, xóm, địa phương nào đó. Đó là vào các buổi tối, khi các hoạt động lao động sản xuất khép lại thì lại mở ra không gian thư thái sinh hoạt cộng đồng. Dưới cây đa, mái đình những người dân trong một làng sẽ tụ tập nhau lại cùng nhau hát hò, nhảy múa, chơi các trò chơi dân gian thú vị, điển hình như nhảy cò, bịt mắt bắt dê, hát đối đáp…mọi người đều tham gia vô cùng tích cực, nhiệt tình, niềm vui, tiếng cười chính là thứ cuối cùng họ cảm nhận được sau khi kết thúc buổi sinh hoạt để trở về nhà.

Trong văn học nghệ thuật, hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm văn chương, thể hiện được các khía cạnh của làng quê, của con người Việt Nam. Trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu cũng đã từng đề cập đến những hình ảnh quen thuộc này, nó biểu tượng cho quê hương, cho tình yêu của những người lính dành cho quê hương của mình:

“…Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính…”

Như vậy, hình ảnh của cây đa đã gắn liền với nông thôn, nông dân, con người Việt Nam, nó gắn liền với không gian văn hóa của cả một cộng đồng, là minh chứng sống cho những bản sắc của con người Việt Nam, và cũng tự bao giờ cây đa chính là hình ảnh phản chiếu trong tâm thức của mỗi người Việt Nam.

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • ta cay da
  • bài văn tả cây đa lớp 7
  • bài văn tả về loai cay em yêu van lop 7 cay đa dau lang
  • Ngữ văn lớp 7 loài cây em yêu cây đa
  • viet 1 bai van ta ve loai cay da
  • bài văn tả về cây đa
0